GƯƠNG NGƯỜI XƯA - Trang 69

Khi đi thi bằng Thành Chung (Diplome) có bài luận Pháp văn mà đề

bài như sau :

« Các trò hãy nói về sự nghiệp của Jules Ferry. »

Nguyễn thái Học viết có đúng một câu :

« Người Việt Nam không hề biết tên người này ».

Ai cũng cho là Học để ý phản đối Jules Ferry, một tay thực dân hạng

nặng đã chủ trương chánh sách đi chiếm thuộc địa.

Cố nhiên bài luận ấy đem cho Học một « trứng ngỗng » và sau đó một

cái « vỏ chuối ».

Hồi đó người Pháp muốn bưng bít dư luận bên nước họ, lúc nào cũng

cho Chánh phủ Paris có cảm nghĩ là dân « A na mít » trung thành với « mẫu
quốc » lắm ; có lẽ vì thế mà họ không muốn làm to chuyện về khối óc
bướng bỉnh, chống thực dân của một cậu học trò.

Họ có ngờ đâu cậu học trò mà họ không thèm lưu ý ấy sau này thành

đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng, làm cho thực dân « con cháu Jules
Ferry » phải toát mồ hôi.

Một đề-nghị vượt ngục ?

Ngày 28 tháng 3 năm 1930, tại phòng giam tử tội của khám đường Yên

Bái, nhà cách mạng Nguyễn Thái Học trải qua một cơn bão tố trong lòng.

Trong bốn bức tường của « xà lim » đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân

Đảng một mình đối bóng phải cân nhắc để giải quyết một vấn đề lương tâm
: nên vượt ngục để tránh cái án tử hình mà Hội đồng đề hình vừa tuyên xử
buổi sáng hôm ấy hay là cúi đầu trước số phận, chịu đem máu đào tưới nơi
pháp trường dưới lưỡi dao sáng quắc của cái máy chém, để kết liễu bổn
phận thiêng liêng của một đấng tu mi ái quốc.

- Sống hay chết ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.