ạch. Trái bom thứ hai của anh đã rút ngòi, phát nổ, miểng trúng vào bụng
anh. Còn người lạ mặt đụng anh thì vô sự đã chạy mất.
Anh Tâm đứng lên chạy theo. Có tiếng chân lính cảnh sát đuổi sau
lưng. Anh lanh trí, ôm bụng la lớn :
« Ông đội xếp ơi, nó chạy đường này, bắt lấy nó. Nó ném bom vào tôi
».
Viên cảnh sát thấy anh Tâm bị thương, máu chảy ở bụng, còn người
chạy trước ảnh đã mất hút.
Máu ở bụng anh Tâm làm cho viên cảnh sát chột dạ, không dám đuổi
theo nữa vì biết đâu đuổi theo sẽ lại chẳng ăn một viên đạn bắn trở lại. Tâm
được « thầy đội xếp » dìu lên xe đưa vào nhà thương điều trị.
Nhờ mau trí khôn, biết quyền biến, anh Tâm từ một anh có chân trong
ban ám sát, đã thành một nạn nhân… của bọn « khủng bố ». Hơn nữa thực
dân còn ca tụng anh là « kẻ hiệp sĩ anh hùng dám đuổi theo một tên khủng
bố ». Trong bịnh viện anh Tâm được săn sóc châu đáo, rồi sau lành mạnh
anh ra về.
Trớ trêu hơn nữa là bàn tay của Hóa công đã đưa anh lên một chỗ «
vinh dự » mà kẻ bán nước quên nòi đều phải thèm muốn. Phủ Thống sứ cho
người đem huy chương vào bịnh viện gắn cho anh Tâm, ngày anh bình
phục, ra về.
Điều thứ nhứt anh làm khi về tới nhà là đi tìm Ký Con để báo cáo sự
việc đã xảy ra.
Hai đồng chí đều cười nôn ruột về « cái bổng đầu Xuân » mà anh Tâm
« bị » thụ hưởng.