- Cha muốn bắt chước Néron thời xưa cho cọp ăn thịt tội nhân chắc !
Néron còn để tiếng với sử sách muôn đời.
- Mày câm miệng đi. Hết Rousseau lại đến Néron ! Mày hãy đi cho
khuất mắt tao.
Vi văn Lê buồn bã, cúi đầu, lững thững về phòng riêng của mình trong
dinh Tổng đốc.
Chàng nghĩ đến cha mình và mình ở hẳn hai lằn mức : cha thì hại dân
hại nước ; mình thì mong muốn đem khả năng ra giúp ích cho đồng bào.
Nhưng khó đi đến chỗ dung hòa được.
Từ ngày giựt được mảnh bằng Cử nhân luật ở bên Pháp trở về, chàng
quyết không nghe lời cha đi làm tri huyện để nhờ thế lực của cha mà bước
những bước dài trên hoạn lộ. Chàng mở một phòng tư vấn pháp luật để chỉ
dẫn cho người có việc lui tới tòa án.
Mỗi tuần, chàng từ Hà Nội về Thái Bình thăm cha vào chiều thứ bảy.
Mỗi lần là mỗi có cuộc tranh luận và bất đồng ý kiến giữa hai cha con. « Hổ
phụ sao không sinh hổ tử mà lại sinh ra khuyển tử như mày ? « Vi văn Định
vẫn vỗ bàn la lớn.
Vi văn Lê buồn lắm, nhất là chàng thường đi tiếp xúc với dân chúng
nghe được những dư luận không tốt đối với phụ thân.
Một đêm chàng suy nghĩ thế nào mà lại nẩy ra một sáng kiến : giải
thoát cho những nhà cách mạng lớn tuổi đang bị giam giữ trong ngục thất ;
các ông ấy chịu sao nổi trò « Sư tử Hí Cầu ».
Đêm ấy chàng đến trước cửa trại giam, bảo tên lính gác mở cửa cho
chàng vào. Với con trai của quan Tổng đốc, ai còn dám nghi ngờ gì nữa.
Anh lính cũng tưởng chừng « lệnh lang » của cụ lớn vào ngục để tra vấn
một tội nhân,