GƯƠNG NGƯỜI XƯA - Trang 91

14. THI SĨ VIỆT CHÂU « TẠM GÁC THI VĂN

KHOÁC CHIẾN BÀO »

Trong giới Phật giáo Hòa Hảo ai là không biết thi sĩ Việt Châu, một

nhà thơ trẻ tuổi mà danh tánh một thời đã vang dội ở miền Tây, với chức bí
thư của Đức Huỳnh giáo chủ.

Người ta nhớ đến Việt Châu cũng như nhớ đến Đức « Thầy ». Một sự

tình cờ của Định Mạng đã đưa Việt Châu tới gần vị Giáo chủ để mà thành
bí thư tín cẩn của « Thầy » đi theo sát « Thầy » như bóng theo người, cùng
chung là việc nước trong những giờ phút nghiêm trọng của miền Nam năm
1945.

Lúc sanh thời, Huỳnh giáo Chủ rất tâm đắc với Việt Châu. Những khi

đi thăm tín đồ ở Cần Thơ, Long Xuyên. Người đều kêu viên bí thư đi theo
và trên đường trường nắng gắt, thầy trò xướng họa với nhau, xuất khẩu
thành thi, thật là tương đắc. Hai thầy trò xuất khẩu những vần thơ thanh tao,
hùng tráng, mô tả cảnh đẹp của miền quê đất nước ; hai thầy trò cùng rung
cảm trước cảnh gấm vóc của non sông.

Bây giờ thi sĩ Việt Châu không còn nữa.

Đời của nhà thơ trẻ tuổi ấy ra sao chúng ta cũng cần biết rõ.

Năm 1942, tuần báo « Tiểu thuyết Thứ Bẩy » ở Hà Nội đăng một bài

trường thi với nhan đề « Lông Ngỗng Gieo Tình » ký bút hiệu Việt Châu.
Đây là một truyện lịch sử bằng thơ, nói lên mối tình đau thương của Mỵ
Châu Trọng Thủy.

« Lông Ngỗng Gieo Tình » đã làm cho văn giới từ Bắc vào Nam hỏi

nhau : « Việt Châu là ai ? » Bài thơ dài ấy thật là tiếng kêu bi đát, nói lên
cái hại của ái tình mù quáng, nhắn nhủ thanh niên chớ có sa ngã vào cạm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.