Tân Văn » dưới bút quyền của cụ Nguyễn chánh Sắt đã mở một « Phụ
trương Văn Chương » giao cho Việt Châu phụ trách. (Hồi ấy chưa có danh
từ Văn Nghệ).
Trên văn đàn của tờ báo, Việt Châu quy tụ một số bạn trẻ thành một
nhóm lấy tên là « Văn Đàn Đốc Vang Thượng » theo địa danh của làng anh.
Các bạn trẻ ngày nay đua nhau lập thi văn đoàn, bút nhóm này nọ, có ai nhớ
đến thi sĩ Việt Châu hồi 16 tuổi, năm 1934 đã có sáng kiến đầu tiên lập một
« văn đàn » cho tuổi trẻ trau giồi văn nghệ ?
Sau « Lục Tỉnh Tân Văn » Việt Châu viết bài cho mấy tờ báo khác ở
Saigon như tuần báo « Mai » của Đào Trinh Nhất, trong đó Việt Châu giữ
mục « Trường thơ ». Tuần báo « Văn Chương » có mục « Trường Văn Trận
Bút » giao cho Việt Châu phụ trách.
Dưới thời Pháp thuộc, Việt Châu gom thơ thành mấy tập sau đây đem
xuất bản
- Xuân Xanh (1933-1935)
- Tình Thơ (1938-1942)
- Lông Ngỗng Gieo Tình (1942)
- Hải Đường Hoa Rụng (1943) : một tập trường thi tả mối tình Đường
Minh Hoàng với Dương quý Phi.
- Tráng sĩ ca (1944) gồm những thơ hùng tráng.
Sau tập này, độc giả đã ví Việt Châu trong Nam với các thi sĩ đang nổi
danh ngoài Bắc. Trong báo « MAI » Đào trinh Nhất đã phê bình như sau :
« Người lục tỉnh đầu tiên có thể chiếm một địa vị ngang hàng với mấy
thi sĩ tài danh bực nhứt của chúng ta hiện thời là Việt Châu ».
Muốn thấy rõ tài hoa của nhà thơ trẻ tuổi, chúng ta hãy đọc lại bài thơ
tình cảm nhan đề « Bến Lăng Tô » của ông :