GƯƠNG NGƯỜI XƯA - Trang 92

bẫy trên tình trường. Nhà bình phẩm văn học Vũ Ngọc Phan đã không tiếc
lời ca tụng, khi bài trường thi ấy được xuất bản thành sách.

Đối với Trung, Bắc, nhiều người chưa biết Việt Châu, thì tác phẩm này

đã giới thiệu một tài hoa trẻ tuổi với hai địa phương ấy.

Nhưng độc giả trong Nam đọc thơ Việt Châu thì tác phẩm này đã giới

thiệu một tài hoa trẻ tuổi với hai địa phương ấy.

Nhưng độc giả trong Nam đọc thơ Việt Châu từ lâu rồi, từ khi còn tờ

báo « Lục Tỉnh Tân Văn » của ông Nguyễn văn Của.

Sanh ngày 7 tháng 3 năm 1918, Việt Châu tên thật là Nguyễn Xuân

Thiếp, con một gia đình nho phong làng Tân Thạnh, tỉnh Long Xuyên.
Thân phụ là cụ Phương Sơn, một nhân vật của phong trào « Đông Kinh
Nghĩa Thục ».

Nguyễn xuân Thiếp là con thứ ba của cụ.

Thông minh khác thường từ thuở nhỏ, 5 tuổi đã đọc rành quốc ngữ, 7

tuổi thuộc làu nhiều thơ văn cổ điển. Nguyễn xuân Thiếp đi học trường
làng, tánh tình rất dạn dĩ tự nhiên. Bởi vậy năm lên 9 tuổi, cậu học trò ấy đã
đọc một bài chúc từ trước mặt đông đủ các nhân vật quyền chức sở tại nhân
dịp lễ phát phần thưởng.

Theo nền nếp nho phong, cụ thân sinh bắt Thiếp học thêm chữ Hán ;

do đó mà lớn lên Thiếp có dịp làm y sĩ, đem y đạo ra cứu thế độ nhân.

Mười tuổi đã làm thơ bát cú, tứ tuyệt, nhà thơ tí hon ấy lắm khi thi

hứng dồi dào, xuất khẩu thành thi mà lại là thơ có niêm, luật đàng hoàng.
Cái mới khó, mới lạ. Ai cũng khen là một thiên tài. Năm 1928-1929 đâu có
các thi, văn đoàn, bút nhóm nhiều như ngày nay, có đâu những tài hoa bộc
phát được đưa ra ánh sáng dư luận.

Nhưng không bao lâu, mới 16 tuổi, Nguyễn Xuân Thiếp đã có duyên

văn trên báo chí, bước vào làng thơ với bút hiệu Việt Châu : Tờ « Lục Tỉnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.