15. CẬU HỌC SINH « CHIÊU HỒN NƯỚC »
TRƯỚC MẮT THỰC DÂN
Trường Bưởi năm ấy thật là nhiều chuyện. Hết để tang cụ Phan châu
Trinh, lại đến đi đưa đám cụ Cử Can, cả hai việc đều được học sinh trường
này hăng hái tham gia.
Tên Tổng giám thị mũi lõ, tên thực dân hạng nặng ở trường Bưởi, đã
được lịnh của Hiệu trưởng, bảo coi chừng, theo dõi những học sinh, ngăn
cản mọi cuộc lễ truy điệu nhà cách mạng họ Phan mới tạ thế ở Saigon. Vì
đã có nhiều trường trung học từ Nam tới Trung, Bắc, kế tiếp nhau tổ chức
những cuộc lễ để tưởng nhớ nhà ái quốc đáng kính, thần tượng của thanh
thiếu niên còn giữ được truyền thống dân tộc.
Tổng giám thị trường Bưởi căm tức lắm khi thấy các học sinh đến
trường với cái băng đen đeo ở cánh tay : các anh em để tang cụ Phan Châu
Trinh đấy, khác gì khiêu khích bọn thực dân trong trường, từ Hiệu trưởng
đến phó Hiệu trưởng, Tổng giám thị. Vậy mà chúng khôn ngoan không dám
làm gì học sinh vì không muốn gây ra lớn chuyện. Mặc dù thái độ ấy, chúng
cũng phải khổ tâm mệt trí với một lễ truy điệu do học sinh tổ chức.
Năm ấy là 1926.
Qua năm sau lại có một cơ hội nữa cho thực dân nhận định bầu máu
nóng của thanh thiếu niên Việt Nam : cụ Lương Văn Can tức cụ Cử Can,
Hiệu trưởng cũ của Đông Kinh Nghĩa Thục, từ trần ở Hà nội ; sinh viên
trường Cao Đẳng (hồi ấy chưa thành Đại học) và học sinh trường Bưởi nghỉ
học, đi đưa đám rất đông.
Cái trường Bưởi dịu hiền mọi ngày đón ngọn gió mát mẻ của hồ Tây,
hồ Trúc Bạch thổi qua nay bước vào một giai đoạn sôi động, hòa nhịp tiếng