GƯƠNG NGƯỜI XƯA - Trang 98

nói dân tộc vào bản nhạc ái quốc mà thanh thiếu niên toàn quốc bắt đầu cử
lên vang động từ Nam ra Bắc.

Trường Bưởi mà thực dân Pháp đã đặt cho cái tên là Trường Trung học

Bảo Hộ (Collège du Protectorat) để nhấn mạnh vào ý chí của chúng muốn «
bảo hộ » muôn năm nhân dân đất Bắc, – trong hai năm 1926-1927 trường
Bưởi không còn muốn bị « bảo hộ » nữa và đã manh nha một lý tưởng gỡ
dây xiềng xích cho đồng bào.

Trong số thanh niên hăng hái mó tay gây lên phong trào ấy có Phạm

Tất Đắc, một thư sinh chưa đủ 18 tuổi, học năm thứ tư ngang với lớp đệ tứ
trung học ngày nay.

Truy điệu cụ Phan Châu Trinh

Đưa đám tang cụ Lương Ngọc Can.

Sau hai trái bom ấy, Phạm Tất Đắc lại tung ra một trái bom nổ chậm :

trái bom « Chiêu Hồn Nước ».

Trong không khí đã hơi lắng dịu của Hà thành một buổi sáng ngày kia,

thanh thiếu niên kháo nhau : « Anh đã đọc CHIÊU HỒN NƯỚC chưa » Rồi
hết người nọ đến người kia kéo nhau đến nhà in Thanh Niên ở phố Hàng
Bông để mua cuốn sách mới in ra, mua mau vì sợ hết mất. Họ đọc say sưa
thích thú như học sinh đọc « chưởng » hay đọc những tiểu thuyết đồi trụy
của những cây bút bán dâm hôm nay.

Một cuốn thơ mỏng, vỏn vẹn chưa đầy 50 trương, với tên tác giả :

Phạm Tất Đắc.

Phạm Tất Đắc nào đây ? Anh em học sinh trường Bưởi nở một nụ cười

hân hoan : « Còn thằng Đắc nào nữa ? Thằng Đắc học năm thứ tư trường
chúng mình đó ! »

Thế là một đồn mười, mười đồn trăm, chỉ trong một buổi sáng mấy

ngàn cuốn « Chiêu Hồn Nước » không cần đăng quảng cáo, xuất bản không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.