GƯƠNG NGƯỜI XƯA - Trang 99

kèn không trống, mà đã bán hết sạch.

Sở Mật Thám của thực dân hay tin đi mua một cuốn. Vì là sách không

kiểm duyệt, không nạp bản nên đã qua mặt được tất cả bọn « chó săn » của
Pháp (danh từ thông dụng hồi bấy giờ).

Cậu học trò Phạm Tất Đắc âm thầm « làm văn nghệ » – nói theo danh

từ văn nghệ hôm nay – và cậu đã thét lên những uất hận tự đáy tim của lớp
thanh thiếu niên, những người « trai thế hệ » – tiếng nói chung của đồng
bào đang oằn oại dưới bàn tay thực dân tàn ác.

Cũng nhà cửa cũng giang san,
Thế mà nước mất nhà tan hỡi Trời.
Nghĩ lắm lúc đang cười muốn khóc,
Muốn ra tay ngang dọc, dọc ngang
Vạch trời thét một tiếng vang,
Cho thân tan với giang san nước nhà.
(CHIÊU HỒN NƯỚC)

Đã có một thanh niên « làm văn nghệ » mà dám sẵn sàng « cho thân

tan với giang san nước nhà » thì cũng phải có một ông chủ nhà in « nâng đỡ
văn nghệ » sẵn sàng nghe theo tiếng « chiêu hồn nước » : ông chủ nhà in
Thanh niên đứng ra in cuốn thơ của Phạm Tất Đắc rồi thu xếp việc nhà, chờ
mật thám đến còng hai tay, đưa lên « xe cây » cho đi nghỉ mát Hỏa Lò. Còn
tác giả cuốn thơ ấy cũng biết số phận đang chờ mình.

Việc phải đến, đã đến.

Kẻ « làm văn nghệ » và kẻ « nâng đỡ văn nghệ » đều xộ khám.

Họ vào Hỏa Lò, nhưng tiếng vang của « Chiêu Hồn Nước » không vì

thế mà phải im bặt, trái lại còn lan truyền đi khắp nơi như một đám hỏa
hoạn, bùng cháy tâm can đến cả hạng người cầu an nhất, muốn sống trong
số lương tháng mà thực dân phát cho. Những câu thơ hùng tráng của « văn
nghệ sĩ » họ Phạm đã gào thét lên tất cả một lòng quốc hận và đánh đổ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.