GƯƠNG THẦY TRÒ - Trang 139

thần quyền lợi xuất hiện. Cũng được mấy học trò không ỷ thế cha to chú bự
trong chánh quyền mà không lên mặt với thầy. Người ta chẳng đã nghe lâu
lâu trong trường nầy trường nọ nhà giáo kêu trời không thấu vì một số học
trò cao bồi du đãng chửi thầy đánh bạn hỏi ra lai rai là con ông lớn sao?
Đáng khiếp mà cũng đáng tởm nhứt là nhiều bà vợ ông bự sao không cất
trường riêng dạy con ở nhà, mà gởi con cho thầy, lại hễ thầy nào rầy la con
một chút thì đong đỏng xài xể, hăm he thầy. Họ đứng nhứt sau ông Trời cho
gia đình họ rồi cũng muốn cầm quyền luôn học đường nữa. Vua Louis XIV
giáng sủng Fénelon là quan thầy của thứ ông bà cha mẹ thương cháu con
mà cứ đầu tư cho chúng tương lai đen tối.

D.- TỔNG KẾT:

Nếu sánh Fénelon với Bossuet, cả hai cùng làm thái sư cho Hoàng-tử, ta

thấy mấy điểm di động sau đây:

1.- Cả hai đều là tâm hồn thánh đức, là biển học bao la.

2.- Cả hai đều đầy thiện tâm thiện chí, chết sống với chức vụ làm thầy.

Ai cũng soạn sách dạy trò mà mỗi người mỗi kiểu.

3.- Cả hai đều trúng thứ trò khó dạy. Trò của Bossuet khó dạy đến thành

bất trị. Trò của Fénelon tuy là đại lý của tật xấu nhưng đỡ hơn.

4.- Bossuet bỏ công chín mười năm mà kể như thất bại. Fénelon tốn sáu

năm mà tạm gọi thành công chút chút.

5.- Phương pháp của Bossuet nặng nề về bác học, giống như Rabelais,

dồn kiến thức vào óc trò như dồn gối.

Bossuet cũng nặng về giáo dục bằng uy quyền hơn bằng tâm lý. Các

sách ông soạn đọc bổ ích cho trò mà chắc trò ngán đọc vì quá nhiều lý luận
nát óc. Phương pháp của Fénelon giống của Montaigne, chú trọng chiếc đầu
được khéo luyện hơn là chiếc đầu đầy chữ. Ông cũng quyết liệt như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.