Bossuet mà bên ngoài mềm mỏng, đắc nhân tâm. Các giáo khoa của ông
tránh lý luận khô khan nên toàn là biến ngôn, tiểu thuyết, đối thoại.
6.- Từ Bossuet đến Fénelon đều là hai bực thầy dạy con vua, nhưng
không vì quyền lợi hay danh vọng mà sợ vua, không dám rầy trò. Trái lại
vừa kính vua vừa thẳng tay sửa trị trò khi cần thiết.
7.- Cả hai đều bao vây trò bằng gương tốt, bằng vô số kiến thức sâu rộng
mà tiếc thay trò gì tâm hồn đất cày lên sỏi đá nên mưa rào đức hạnh kiến
văn thấm vào chẳng bao nhiêu.
8.- Cả hai đều tội nghiệp ở chỗ đầu tư nơi trò nhiều mà không được trò
trả ân gì hết. Riêng Fénelon lại bị dòng họ trò trả oán nhãn tiền nữa mới
chua chát làm sao.
9.- Bossuet vốn là thầy của Fénelon, dạy cha của học trò của Fénelon
thất bại và Fénelon dạy con của học trò cũ của thầy mình thành công. Sự
kiện ấy làm cho người ta nghĩ ngợi đến nhiều vấn đề trong đó có vấn đề di
truyền, phương pháp, hoàn cảnh kể cả số mệnh nữa.
10.- Sau hết Bossuet và Fénelon đều là gương sáng riêng cho ai là thầy.
Tuy thành quả của cả hai không rực rỡ nhưng nhứt định ai cũng công nhận
cả hai là minh sư và là những lương tâm thánh đức, chết sống cho cái nghề
được thánh Grégoire gọi là nghệ thuật trên hết các nghệ thuật (Ars artium).