GƯƠNG THẦY TRÒ - Trang 175

Huỳnh, cô Năm Nguyệt và anh Ngưng. Trên xe, da mặt và toàn thân Ngài
tự nhiên vàng lên như nghệ. Đến các bến đò Cần-Thơ và Mỹ-Thuận, xe
ngừng để mua vé đò, lũ con nít bu ngoài xe chỉ chọt hỏi: ông đau chi mà
vàng lượm vậy. Thực là một hiện tượng lạ. Ngài cứ ngồi thản nhiên. Xe
xuống đò Mỹ-Thuận chừng ít phút thì hồn Ngài lìa khỏi xác không ai trong
xe hay biết gì cả.

Lúc ấy là 3 giờ chiều ngày 18-4-1932, một anh phu dưới đò thấy Ngài

ngồi chết tri hô lên. Các bà Thơm, bà Huỳnh, cô Nguyệt mới biết òa lên
khóc và xin đò quay lại. Xe vừa lên đò thì các ông Hội-đồng Huy và ông Tư
Huỳnh cũng vừa đến. Thế là mọi người lo đem xác Ngài về Cần-Thơ. Khi
xác được đặt ngồi ở thảo lư Cần-Thơ thì màu da hết vàng và trắng trở lại.
Đặt biệt là mắt bên trái bắt đầu mở ra to. Còn mắt mặt thì nhắm híp lại. Xác
Ngài hoàn ngồi ba bữa mà không hôi thúi chi hết. Sau bác sĩ khuyên nên tẩn
liệm. Người ta liệm ngồi xác Ngài vào cái Lục-giác, đường kính 8 tấc, cao
1m20.

Đám tang của Ngài cử hành ngày 21-4-1932 tại nghĩa-địa Chiếu-Minh.

Đệ tử, tín đồ đồng bào thân thuộc và người trong chính quyền dự lễ an táng
lên đến số ngàn. Ai nấy bùi ngùi cảm động tiếc thương một bực chân tu trọn
đời sống cho lý tưởng khổ tu và truyền đạo đến ngày qui liễu.

II.- TÌNH THẦY TRÒ:

Đọc qua tiểu sử của Đức Ngô-Văn-Chiêu, ai cũng phải nhận Ngài là một

bực chân tu. Ở đây tôi không đề cập đến vấn đề tôn giáo, mà chỉ chú trọng
coi do đâu mà Ngài thu hút được nhiều đệ tử buổi đầu để cùng Ngài đặt nền
móng phát triển cho Đạo Cao-Đài. Tôi thấy một số nguyên nhân sâu xa sau
đây:

1.- Đối với Đấng thiêng liêng, Ngài có thành tâm, thiện ý tìm chân lý và

từ đó lèo lái đời sống mình trong nếp khổ tu bằng trường trai, diệt dục. Một
cuộc đời như vậy, theo tôi là một cuộc đời đẹp. Chính vẻ đẹp cao siêu ấy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.