GƯƠNG THẦY TRÒ - Trang 176

của hào quang quanh Ngài làm cho Ngài có đông đệ tử buổi đầu. Một số
lớn các đệ tử vốn là bằng hữu, là quen lớn của Ngài. Song trong lãnh vực
đạo giáo, là môn đồ của Ngài.

Theo Ngài thì Đức Cao-Đài là Thầy của Ngài, Ngài là đệ tử và Thầy ra

lệnh Ngài truyền đạo, chọn môn đồ tiếp tay với Ngài. Vì ý thức căn bản
thầy trò một cách siêu việt như vậy, nên ta thấy đối với nhiều đệ tử lớn tuổi
có quyền chức cao trong xã hội Ngài vẫn có phong độ một tôn sư.

2.- Từ năm 1925, Ngài theo lệnh Đức Cao-Đài bắt đầu truyền đạo.

Những người bằng hữu quen lớn Ngài độ đầu tiên và được coi như môn đồ
trong tinh thần đạo giáo là các ông:

Vương Quan Kỳ(Ông Phủ)

Nguyễn Văn Hoài(Ông Phán)

Võ Văn Sang(Ông Phán)

Đoàn Văn Bản(Ông Đốc Học)

Theo sát Ngài, lo nhiều việc tư riêng cho Ngài, người ta phải kể các ông

Hội-đồng Huy, ông Tư Huỳnh, Ông Hội-đồng Thơm. Đối với tôn sư, các
môn đồ của Ngài tỏ lòng thương mến và kính phục cao sâu. Ta nhớ khi bà
Tư Huỳnh chậm trễ việc lo xe cho Ngài đi từ Cần-Thơ về Tân-An, Ngài bảo
kêu Hội-đồng Thơm vào. Ông nầy trước khi vào lo khăn áo tề chỉnh. Trước
mặt Ngài, ông Hội-đồng Thơm quì gối hầu chuyện. Cử chỉ bái phục ấy cho
ta thấy môn đồ của Ngài kính trọng Ngài thể nào.

3.- Lối năm 1928, trong các cuộc du lịch để truyền đạo qua nhiều tỉnh ở

miền Tây, có cả 30 môn đồ đi theo Ngài. Thầy trò thân mật, đùm bọc nhau,
ngày đi cực khổ, đêm tìm chùa chiền trú thân. Cảnh ấy không khác gì cảnh
Thánh Paulus gần 2000 năm trước du lịch truyền bá Ky-Tô giáo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.