GƯƠNG THẦY TRÒ - Trang 190

tưởng siêu việt của Ngài. Nhờ tự tin, nhờ quyết liệt nhấn mạnh vai trò lịch
sử cứu độ của mình mà Ngài dễ lôi cuốn để tự tin đó.

8.- Đức Thầy, một nhà giáo dục đại chúng:

Ta thử tưởng tượng chỉ từ 1939 đến 1947 mà Đức Thầy đã qui tụ cả triệu

đồng bào miền Tây theo lề lối tu tâm dưỡng tánh của Ngài.

Tôi không xét phương diện tôn giáo mà chỉ nhấn mạnh hiệu quả giáo

dục đại chúng thôi. Trong khi lòng dân ly tán, loạn lạc đe dọa, khói lửa bao
vây, khối nông dân chất phác khổng lồ ở miền Tây nhứt là vùng Thất-Sơn
được một nhà giáo dục hy sinh cuộc đời cổ võ tu nhân, tu tuệ, tu tính, tu
tâm như vậy, công lao đối với dân tộc không tẩy đình, bất hủ sao?

Nền giáo dục đại chúng của Đức Thầy là nền giáo dục nhân bản, đề cao

tự giác, tự giáo, tự kiểm và tự kiến. Ngài nói:

Coi rồi phải thân mình tự trị

Chẳng độ xong Phật khó dắt diu.

Đúng như vậy! Trước khi là con Phật hay con Chúa, người ta phải là con

người với trọn vẹn ý nghĩa ấy đi đã.

II.- TÌNH THẦY TRÒ GIỮA ĐỨC THẦY VÀ MỘT SỐ ĐỆ TỬ HÒA-

HẢO GIÁO TIÊN KHỞI.

Viết về vấn đề nầy, tôi rất tiếc là không đủ tài liệu, không biết nhiều giai

thoại về cuộc sinh hoạt có tính cách sư đệ của Đức Thầy với các môn sinh
của Ngài. Tôi tin chắc là có nhiều điểm độc đáo lắm. Cầu mong những vị
hữu trách trong"Ủy Ban Truyền-bá giáo lý trung ương" của Hòa-Hảo sớm
phổ biến các câu chuyện nói lên tình thầy trò của Đức Thầy và nhiều môn
đệ của Ngài trong mấy năm Ngài truyền đạo sôi động cả một vùng trời
miền Tây.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.