Đọc bài tường thuật bốn chuyến đi núi của Đức Thầy trong cuốn Thất-
Sơn Mầu-Nhiệm của hai ông Dật-Sĩ và Nguyễn-Văn-Hầu, tôi tự nói:"Phải
rồi! Thầy trò đùm bọc có sư có đệ với nhau trong đủ thứ gian truân như vậy
nên đệ tử của Đức Thầy chết sống với Ngài thực không lạ". Quả là đáng
khiếp cái cảnh đi bộ của Ngài. Các trò lội theo trối chết. Ông Đài có lần mệt
ngất ngư. Ngài phải trị bệnh cho ông mới đi được nữa. Cảnh y như Đức
Giê-Su cùng các sư đồ lội nát vùng đất Ga-li-lê. Cũng y như Thầy Huyền-
Trang sang Tây-Trúc thỉnh kinh nữa. Lắm lúc Thầy trò nói chơi với nhau
nghe có vẻ thoát tục làm sao. Đến hang cọp nọ, Đức Thầy bảo ông Đài lủi
vào hang cọp. Bảo thật hay bảo chơi? Ông Đài tính lủi thật chứ mà tại thấy
dấu chân cọp nhiều quá nên bất ổn. Đức Thầy nói: "Nếu không chui vô thì
thôi đi nữa". Có lần thì chỉ đi một thầy một tớ: Ngài cùng ông Ngô-Ngọc-
Chơn. Có lần một thầy theo sau bốn năm đệ tử: ông hai Báo, ông ba Gia,
ông sáu Ban, ông Đạo Năm tức ông Ngô-Ngọc-Chơn. Đi không biết bao
nhiêu là cây số. Vượt suối băng rừng, leo núi. Thầy trò đói lả bành cơm khô
ra ăn với tương chao. Có đệ tử lại khoái, bảo rằng từ mẹ đẻ đến giờ chưa lần
nào ăn cơm ngon bằng bữa rau luộc chấm tương chao lúc đi núi với Thầy.
Tức cười, có lần qua con suối nọ, Đức Thầy lội ướt tới nửa thân mình. Ông
Đài leo lên thân cây qua suối khỏi lội. Đức Thầy bảo: "Thầy đi đằng nào
phải theo đằng nấy, cấm mầy không được đi như vậy nữa." Ôi! Xưa nay
những vĩ nhân trên đời, tình thầy của họ thú vị quá. Có những thân mật lặt
vặt như vậy họ mới làm nên đại nghiệp. Không biết phải đó là một trong
những luật mầu của đạo sư đệ không?
4.- Lòng hy sinh cho đại nghĩa:
Lại một yếu tố tâm lý nữa làm cho tình Thầy trò giữa Đức Thầy và các
môn sinh keo sơn. Trò thấy thầy ngày đêm tận tụy cho lý tưởng cao cả, tự
nhiên quyến luyến thầy, quấn quít bên thầy. Thầy càng lăn xả vào đại nghĩa,
trò càng tâm huyết với thầy.