GƯƠNG THẦY TRÒ - Trang 228

sinh thuyết. Như vậy là bạn thấy Teilhard đi từ trừu tượng đến cụ thể, từ
siêu hình đến lịch sử, từ quá khứ sang hiện tại, từ hiện tại về tương lai, từ lý
thuyết qua thực hành tức là từ suy tư đến dấn thân.

F.- NGÔN NGỮ CỦA TEILHARD:

Gần như trong lịch sử văn học, triết học, khoa học thế giới, chưa có ai

trước tác mà chuyên môn tạo danh từ mới, đặt các thành ngữ mới bằng
Teilhard. Ông sáng tạo tân ngữ để diễn các loại ý mới lạ đến đỗi năm 1951,
chính ông phải soạn một cuốn ngữ vựng cho các tân ngữ ấy. Công việc bỏ
dở, về sau bạn bè và người đồng chí hướng với ông tiếp tục.

1.- Sử dụng những tiền trí từ một cách tuyệt xảo:

Muốn diễn những ý của ông, Teilhard hay dùng những danh từ, động từ

hay tĩnh từ có những tiền trí gốc tiếng Hi-Lạp, La-Tinh. Ông ngụ ý rằng các
tiền trí từ nầy tự chúng đã nói cho độc giả một cái gì rồi? Các tiền trí từ
thường được ông dùng nhứt là:

In, Inter, Intra, Intro: chỉ cái gì ở trong. Ab, Ex, Extra, De: chỉ nguồn

gốc, tiểu trừ, phân chia v.v... Per: chỉ phương diện. Sub, Super: chỉ cái gì ở
trên cao.

2.- Số lượng danh từ và tân ngữ chuyên môn đến ngộp mắt:

Trong cuốn La Pensée du Père Teilhard de Chardin, Émile Rideau gom

hằng triệu tiếng được Teilhard dùng dưới các đề tài: Hữu thể và thực tại,
quả quyết và phủ nhận, không gian, di động, hình thức, phẩm chất và đối
tượng, sự sống, tư tưởng, Thượng-Đế. Mà đó chỉ mới là những danh từ
chính yếu thôi. Các danh từ nầy chứng minh tầm bao la của các tác phẩm
của Teilhard. Còn các tân ngữ độc đáo mà ông chế ra để diễn những ý độc
đáo của ông thì không biết cơ man nào kể hết. Chẳng hạn như:

Biogénèse - Sinh nguyên thuyết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.