động. Ngòi bút ông tuôn nhựa sinh lực. Vốn là nhà văn từ bẩm sinh,
Teilhard đam mê viết và thấy khoái trá khi cầm bút.
4.- Môn nào văn nấy: Bút pháp của Teilhard thay đổi tùy loại môn mà
ông đề cập: Hồi ký khoa học, tiểu luận vũ trụ hoc, thần học, tu đức, thư tín
v.v...
Viết môn nào ông có giọng văn thích hợp nấy. Chẳng hạn về những bức
thư Ai-Cập(1905-1908) của Teilhard, Henri de Lubac phân tích bút pháp
như sau: "Thiên phú cầm bút mà người ta nhận thấy trong những Bức thư
chiến tranh và Bức thư du lịch, đã khởi sự xuất hiện trong những bức thư
Ai-Cập... bất cứ đề tài nào nét bút cũng vững chắc, ghi chú cũng chính xác,
phát xuất từ bộ óc linh động và quan sát bén nhọn." Cũng y như Claudel
trong Connaissance de l'Est, nhờ mô tả tỉ mỉ, sự chính xác khoa học đượm
màu sắc nên thơ.
5.- Văn của Teilhard đầy hình ảnh: Hoặc dùng chính những tiếng gợi
hình hoặc dùng thí dụ, Teilhard làm cho cái ý trừu tượng của ông mang
hình ảnh đọc dễ hiểu và hấp dẫn. Chẳng hạn ông viết:"Hành động của Tạo-
hóa nhào nắn chúng ta như một cục đất sét mềm dẻo". "Chúng ta hãy tưởng
tượng trong chiều sâu của đại dương, người thợ lặn đang tìm cách ngoi lên.
Hay là chúng ta vẽ trong trí hình ảnh trên hông núi phủ sương mù có một lữ
hành đang tiến lên đỉnh chan hòa ánh sáng."
6.- Nhạc dưới ngòi bút Teilhard: Nhờ khéo sử dụng cân đối của những
trường cú và chọn lọc tiếng kỹ lưỡng, văn của Teilhard làm cho người đọc
nghe du dương. Thí dụ điển hình nhứt là văn trong cuốn Thánh lễ trên vũ
trụ.
7.- Tiến-bộ của bút pháp: Hình như càng cao tuổi, viết nhiều, Teilhard
càng sử dụng ngòi bút tinh xảo. Dĩ nhiên tư tưởng nhờ chân lý mà lôi cuốn
song cũng do nghệ thuật cao độ của bút pháp mà Teilhard nhét được sâu
trong tâm hồn người đọc những ý tưởng tân kỳ của ông.