chất hay nhìn thần học thuần là của Đức tin. Ai mê thần học thì có thể bất
kể đời sống vật chất, phàm tục, trốn tránh khoa học hay coi triết học chỉ là
cây cầu dùng tạm bợ để vọt lên cõi siêu phàm. Tệ hại nữa là có nhiều chi
nhánh của khoa học và triết học lại lui cui giải quyết các vấn đề con người,
nhân sinh, xã hội một cách đứt khúc, cục bộ, rời rạt, vá víu. Chẳng hạn triết
học của Các-Mác làm xương sống cho chính trị áp dụng vào xã hội thì chặt
bỏ vấn đề Thượng-Đế, cẩu thả vấn đề vũ trụ chỉ lo các vấn đề con người và
xã hội thôi. Chẳng hạn triết học hiện sinh của Sartre hàm súc yếu tố vô thần
của Mác-thuyết, vừa chặt bỏ Thượng-Đế, vừa chặt bỏ thiên nhiên, vũ trụ và
chỉ lần quần trong các vấn đề con người xã hội rồi tuyên bố đời người là phi
lý, vạn vật phi lý luôn. Ngay chính trị, kinh tế nếu hiểu theo nghĩa khoa học
xã hội dựa vào một số nguyên tắc triết lý nào đó thì cũng chỉ là khoa học
giải quyết các vấn đề con người và xã hội một cách đứt khúc: chặt bỏ hậu
kiếp, bất kể nguồn gốc của sự kiện chỉ lo trị an, phồn thịnh và khai thác
thiên nhiên để hưởng thụ.
THUYẾT CỦA TEILHARD TỔNG HỢP KHOA HỌC, TRIẾT-HỌC,
THẦN HỌC VÀ GIẢI QUYẾT MỘT CÁCH ĐẠI TỔNG HỢP CÁC VẤN
ĐỀ CON NGƯỜI XÃ-HỘI, VŨ-TRỤ, THƯỢNG-ĐẾ.
Sau đây là những nét cương yếu của Taila-thuyết:
A.- THUYẾT TIẾN HÓA CỦA TEILHARD:
Có thể nói thuyết tiến hóa của Teilhard là một thứ thần học xây dựng
trên bản chất của khoa học và triết học.
1.- Teilhard quan niệm thoạt kỳ thủy là Thượng-Đế tự tư tưởng, làm
công việc vĩ đại đầu tiên là tạo nên Ngôi Lời (Verbum). Công việc ấy xảy ra
dính liền một trật với Thượng-Đế tự hữu. Nói cách khác Thượng-Đế tự hữu
và tự tưởng nên Ngôi Lời có một lượt với Thượng-Đế. Ngôi Lời ấy sau nầy
nhập thể làm Đức Ky-Tô lịch sử, cứu thế và duy thiên" Le Christ historique,