nếu không bằng văn hóa, triết học, khoa học, kỹ thuật v.v... và các túi khôn
của loài người nhờ ai chuyền từ thế hệ nầy qua thế hệ khác. Thưa bạn. Trả
lời cho hết các câu hỏi trên bạn chỉ nói hai tiếng: Thầy Trò. Mối tình giữa
hai đơn vị đó vô cùng phức tạp như vậy. Nếu người ta gọi tình vợ chồng là
một triết lý thì bạn cũng có quyền gọi tình Thầy Trò là một triết lý. Triết lý
xét về nguyên ngữ bởi gốc Hy-Lạp có nghĩa là yêu sự khôn ngoan. Dựa vào
định nghĩa cổ điển nầy của triết lý thì bạn lại càng có quyền kêu Tinh Thầy
Trò là một triết lý hơn nữa, vì ai giúp yêu sự khôn ngoan, ai cung cấp sự
khôn ngoan và ai tìm, ai nhận lãnh khôn ngoan nếu không phải là Thầy trò.
Thật không đáng ngạc nhiên khi thấy tự nghìn xưa thầy trò gặp nhau là
bàn luận triết, lý: Từ triết lý tôn giáo, triết lý luân lý, triết lý siêu hình đến
triết lý luân lý, triết lý tâm lý, triết lý xử thế và triết lý xã hội. Những thầy
trò trong lò triết lý phản động là những thầy trò lý tưởng được nối kết keo
sơn bằng mối tình gần như thần thánh. Thi dụ thì vô số. Chẳng hạn bạn có
thể kể trường hợp của Đức Thích-Ca, Đức Giê-Su, Khổng-Tử, Socrate,
Platon, Aristote v.v... và các môn đồ của họ. Từ bản chất công việc giữa
thầy trò đòi buộc một mối tình. Nếu không vậy thì thầy trò sẽ thành những
con buôn, học vụ thành thương mãi, nhà trường thành thương trường hay
siêu thị mát và trường thi thành hội chợ không hơn không kém. Mối tình
giữa thầy trò là điều kiện nhất thiết, tối cần chứ không phải là điều kiện giả
tạo, phụ tùng. Có hai tính thiêng liêng trói buộc thầy trò thì từ đó mới dễ
dàng có lương tâm chức nghiệp, có các đức hy sinh, nhẫn nại, tha thứ, biết
ơn, thân nghĩa. trung tín. Có thể đối chiếu nó với tình vợ chồng để thấy khía
cạnh tất yếu không có được của nó.
Bạn tưởng tượng vợ chồng mà không có ái tình thì hôn nhân là thương
mãi nữa, hôn thú là khế ước kinh doanh, vợ chồng là tay áp phe, việc tính
giao là nhục dục, con cái là kết toán lời hoặc lỗ tùy nuôi sướng hay khổ. Mà
như vậy thì không có cái gì ghê tởm cho bằng.