GƯƠNG THẦY TRÒ - Trang 40

hoàn thành nghiệp cả. Tôi thấy hình như những giáo tổ như Đức Phật, Đức
Chúa v.v... đều có chung một dòng máu gọi là dòng máu chi dũng trong tâm
cang. Cái dũng nầy không phải thứ dũng của đô vật trên võ đài, cũng không
phải thứ dũng của những A-Lịch-Sơn, Hanibal, Nã-Phá-Luân ngoài trận
mạc. Mà là thần dũng, thánh dũng của lương tâm khắc chế tình dục, đàn áp
đau khổ để thực hiện lý tưởng siêu việt.

c) Phật là đấng Đại bi:

Sở dĩ Phật dùng đại lực để đại hùng là vì đại bi tức là vì tình thương vĩ

đại đối với nhân loại đau khổ? Phật tự giải thoát không phải chỉ cho cá nhân
mình mà cho toàn thể chúng sinh thoát khỏi biển khổ mênh mang con đẻ
của Sinh, Bệnh, Lão, Tử.

Sau khi xét qua các quan điểm trên, ta thấy cuộc đời Phật là cuộc đời chi

mỹ và chi tôn. Bây giờ bắt đầu từ cuộc đời đó, ta thử coi trong đạo thầy trò
của Phật, ta có thể rút ra được bài học nào?

a) Sau khi xuất gia, Phật vào rừng tu, đến thụ giáo hai bực thầy nổi danh

là Kalama và Rondraka. Đây là hai vị chân tu theo con đường khổ tu. Xung
quanh họ có nhiều đệ tử cùng đi con đường khổ hạnh.

Lối tu của hai đạo sư nầy là thân xác càng khổ thì công đức càng cao.

Mục đích tự biến thành tiên thánh đề về trời. Phật nghĩ thiện chi của họ là
hay nhưng theo Phật tu như vậy chỉ có ích cho cá nhân chứ chưa lợi cho
chúng sinh nên Phật từ giã hai đạo sư mà tự tìm một lối tu khác. Cái hay là
Phật vẫn kính trọng công đức của hai đạo sư mà vì không đồng chí hướng
nên chia tay chứ không đả kích. Dù sao Phật cũng nhận rằng bắt đầu của tu
hành là khắc kỷ, là diệt dục có điều là đừng quá lố đến thành hủy hoại thân
thể. Phật bỏ hai thầy Kalama và Rondraka chứ trong lòng vẫn nặng ân hai
tôn sư buổi đầu xuất gia. Ngày nay, tiếc thay có biết bao trò học với thầy
một thời gian, thấy cái gì không đồng ý, đập đổ bỏ đi, xuyên tạc bôi lọ. Phật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.