voi uống, uống xong có nhiều con không biết ơn còn lấy voi rượt đánh voi
cầm đầu. Mà nghĩ đến phận mình trên đường thuyết pháp hay gặp cảnh thi
ân gặp oán. Về sau thấy thái độ nhân hậu của Phật, các đệ tử ở Kaucâmbi
hối lỗi, tìm đến Ngài tạ tội, được tha thứ và thầy trò đoàn tụ vui vẻ. Tình sư
đệ của những tâm hồn chí thánh thực cao cả quá. Trường hợp trên của Đức
Thích Ca dùng nhân hậu cải hóa môn đồ giống y trường hợp Đức Giê-su
sau khi bị sứ đồ Pétrus chối, Ngài đi ngang qua ông nầy liếc nhìn một cách
ân tình và Pétrus hối hận suốt đời, trở thành đại thánh.
d) Đời sống đạo hành và hành vi tốt đẹp của Phật từ thành Vương-Xá
truyền đi cũng làm cho Ngài có thêm đệ tử minh trung. Bữa nọ Xá-Lỵ-Phất
gặp sư Ất-Bệ, một môn đồ của Phật. Thấy bực tu hành nầy mặt mày rực rỡ
một cách linh thiêng, Xá-Lỵ-Phất hỏi: "Làm sao được như vậy?". Ất-Bệ
thưa rằng: "Nhờ đức độ của thầy mình là Đức Thích Ca". Xá-Lỵ-Phất đem
chuyện về thuật cho Mục-Kiện-Liên rồi cả hai đi tìm Phật xin làm môn
sinh. Về sau Đức Thích-Ca nhận Xá-Lỵ-Phất là Đệ-Nhất Trí-Huệ, còn Mục-
Kiện-Liên Đệ-Nhất Thần-Thông.
e) Trong giờ phút sau cùng, Phật được một trung đệ gần gũi, giúp đỡ tận
tình, đó là Ananda. Ông nầy theo Phật trên dưới 20 năm. Tức là bằng thời
gian Aristote làm đệ tử Platon. Tiếc một điều là vì Platon không nắm được
Aristote trong những ngày tàn của đời mình. Còn Đức Thích-Ca và Ananda
thì tình thầy trò chứa chan chung thủy.
Bữa ăn cuối cùng của Đức Thích-Ca cũng đầy cảm động như bữa tiệc ly
của Đức Giê-su cùng các môn đồ trước khi tử nạn.
Phật và đệ tử Ananda cùng một số môn đồ ăn cơm ở nhà ông thợ rèn tên
là Thuần-Đà. Riêng Đức Phật dùng một loại nấm. Ăn xong, Ngài và các
môn đồ từ giã chủ nhà ra đi. Phật nghe trong người khó chịu. Ananda buồn
và trách ông thợ rèn cho thầy mình ăn nấm độc. Phật bảo Ananda đừng nghĩ
sai và nói: "Hai bữa ăn đãi thầy mà sinh công đức lớn nhứt, đó là bữa ăn
của cô Soujâta lúc ta sắp đắc đạo và bữa ăn của Thuần-Đà". Đi đến bờ sông