1.- Nếu thoạt đầu có hai môn sinh của Ka-La-Ma xin theo Đức Phật thì
cũng thoạt đầu có hai môn đệ của Gioan Tẩy-Giả xin làm đệ tử Đức Giê-Su.
Gioan Tẩy-Giả co hai môn sinh người xứ Galilée tên là Andrévà Gioan đều
là những ngư phủ ở biển hồ Tibériade. Ông thuật lại cho hai trò mình sự
kiện gặp Đức Giê-Su gần bờ sông Jourdain. Hai môn đồ của ông nghe trong
lòng mừng rỡ, mong gặp cho kỳ được vị mà chính thầy mình tôn phục.
Chiều nọ, ba thầy trò của Gioan Tẩy-Giả tình cờ gặp Đức Giê-Su gần bờ
sông. Ông liền chỉ cho hai đệ tử. Hai vị nầy xin phép Thầy để theo tìm hiểu
Đức Giê-Su. Một lát sau, thấy có hai người theo mình, Đức Giê-Su quay lại
hỏi: "Hai ông tìm ai?" André và Gioan thưa tự sự đầu đuôi và hỏi Đức Giê-
Su: "Thầy ở đâu, làm gì?" Trong câu hỏi ngụ ý muốn theo Ngài. Ngài
không nói nhiều mà chỉ nói:"Chúng con cứ theo rồi sẽ thấy". Hai ông ngoan
ngoãn theo Đức Giê-Su đến nhà và ở lại một đêm thân mật trò chuyện với
Ngài. Bạn thấy sự việc xảy ra xem chừng đơn giản mà sâu sắc. Thầy của
Andrévà Gioan thán phục Đức Giê-Su, gần như tổ chức cho đệ tử mình gặp
Đấng mà mình nhận là con Thượng-Đế. Hai đệ tử tỏ ra phong phú thiện chí
và biểu lộ thái độ cầu sư khả ái. Còn Đức Giê-Su thì lúc nào cũng bình tĩnh,
thân mật mà không vồn vã. Đặc biệt là không giải thích nhiều vì Ngài quá
biết chương trình của Ngài là chương trình bao la vĩ đại còn đây là hai
người vừa mới lạ vừa mộc mạc nên Ngài nói vắn tắt: Cứ theo rồi sẽ thấy.
2.- Sáng hôm sau, André tìm em mình cùng ngư phủ tên Simon, dẫn đến
trình diện Đức Giê-Su. Ngài thấy Simon, nhin tỏ ra cảm động, vịn vai
Simon nói như đã sắp đặt đâu từ trước: "Con là Simon, con của Gioan, từ
đây sẽ gọi tên là Kê-Phát hay Phê-Rô nghĩa là Đá". Lời đó ngụ ý Simon sẽ
vững như sơn thạch để chống đỡ giáo hội mà Đức Giê-Su sẽ thiết lập. Bạn
cũng thấy lạ nữa là nếu xét thường tình chọn môn đồ như vậy, chọn người
làm nồng cốt cho đại sự như vậy có thể nói là chọn bừa bãi. Nhưng cho
Đức Giê-Su, không thể hiểu như vậy được. Chắc chắn là Simon ngư phủ
cũng hoang mang mặc dầu ham thích làm môn đệ Đức Giê-Su. Người ta
thấy nơi Simon rõ ràng một thiện chí, một niềm tin còn nơi Đức Giê-Su là