đề ra. Ngài còn căn dặn môn đồ rằng họ phải là muối để muối thế gian, là
đèn sáng soi thế gian. Ngài kết án kẻ làm gương xấu đáng treo đá vào cổ
quăng xuống biển vì họ đầu độc tâm hồn.
n) Phép lạ và sống lại: Đức Giê-Su chứng minh cho ai nấy thấy Ngài là
thiên-tử bằng không biết bao nhiêu phép lạ mà sử gia công bình không chối
cãi được. Viết về đời tư vĩ nhân, hễ nói đến Đức Giê-Su là phải nói đến
phép lạ. Ta cứ đọc lại Phúc-âm là rõ. Mà phép lạ quyết liệt nhất, giải quyết
hết các vấn đề cứu thế là phép lạ Ngài phục sinh. Một nhà trí thức đã từng
phá hoại công việc của Ngài là Phao-Lồ mà cũng vì Ngài Phục sinh, đã trở
thành sứ đồ trứ danh nhứt chuyên giảng về Giê-Su Phục sinh.
o) Tổ chức: Đức Giê-Su không dạy môn tổ chức công việc theo khoa
học, song nhìn toàn bộ công việc của Ngài, ta thấy hành động có tổ chức
theo phương pháp siêu đẳng: 1) Ngài cung cấp kho tàng giáo thuyết. 2)
Ngài lấy cuộc đời và mạng sống chứng minh giáo thuyết ấy. 3) Ngài tuyển
chọn, đào tạo và thiết lập hệ thống cán bộ gọi là sứ đồ. 4) Ngài thành lập
giáo hội có phẩm trật chặt chẽ để tiếp tục sự nghiệp của Ngài. 5) Ngài lập 7
nhiệm tích dùng như thông lộ để con người giao liên với Thượng-Đế bằng
Thánh-Sủng. Bảy nhiệm tích ấy là: Thánh tẩy, Thêm Sức, Thánh thể, Giải
tội, Truyền chức, Hôn phối, Xức dầu.
Như vậy ta thấy non ba năm mà Đức Giê-Su đã tạo một sự nghiệp cứu
thế vĩ đại và sự nghiệp ấy tiếp tục cho đến mạt thế.
Phân tích con người Đức Giê-Su như trên ta mới hiểu được tại sao lúc
sinh tiền Ngài rất hấp dẫn đối với môn đệ, tại sao tình thầy trò giữa Ngài và
các môn sinh lắm lúc cũng rất não nề, rồi tại sao khi Ngài ly trần, các môn
sinh của Ngài trở thành những nhà truyền giáo thượng thặng. 6) Mổ xẻ mấy
nét độc đáo trong tình thầy trò giữa Đức Giê-Su và các môn đồ.
A.- CÁCH CHỌN MÔN SINH