lạ nữa. Vậy mà họ chỉ tin lai rai thôi. Ngài không bao giờ nản chí, vì đó sau
khi Ngài ly trần các môn đồ mới thành công vĩ đại.
D.- CÁCH CÁC MÓN ĐỒ CỦA ĐỨC GIÊ-SU CƯ XỬ VỚI NGÀI:
1.- Biểu lộ thành tâm thiện chí.
Nghiên cứu cách một số môn đồ hưởng ứng lời kêu gọi Đức Giê-Su, ta
thấy họ là người thành tâm thiện chí. Hai ông André và Simon buổi đầu xin
theo Ngài do giới thiệu của Thầy cũ là Gioan Tẩy-Giả. Đức Giê-Su không
dụ dỗ, không giải thích nhiều. Hai ông hỏi: "Thưa Thầy, Thầy ở đâu?" Ngài
trả lời vắn tắt gần như gây huyền bí nữa: "Cứ đến thì thấy. Thành tâm gặp
mặt thiện chí." Thầy không vồn vã. Trò không nghi kỵ. Còn ở thời đại ta thì
sao? Có phải lắm khi ngược lại không? Xét các trường hợp kêu gọi lần thứ
hai khi các ông André và Simon, Gia-Cô-Bê và Gioan đang chài lưới mà
Đức Giê-Su bảo: "Bỏ tất cả để theo Ngài", bạn thấy rõ những lương tâm cao
cả đáp ứng nhau rất đẹp. Mát-Thiêu đang thâu thuế nghĩa là đang ở giữa
tiền bạc. Phao-Lồ đang quất ngựa ruồng bắt tín hữu của Đức Giê-Su. Vậy
mà khi nghe tiếng gọi, cả hai mỗi người một cách, hưởng ứng sứ mệnh siêu
việt. Giữa minh sư và trung đệ có thứ duyên nợ gì hay sao.
2.- Lai rai bán tín bán nghi.
Lúc Thầy trò sống chung nhau, thỉnh thoảng các môn đồ tỏ ra không tin
Đức Giê-Su trọn vẹn. Ngài bực mình mà bình tĩnh, chịu đựng để chiêm
phục niềm tin trọn vẹn, quyết liệt sau cùng của họ. Thầy bảo trò ra khơi bủa
lưới. Trò la lên rằng bủa lưới suốt đêm mà trớt lớt. Nhưng Thầy bảo cũng
bủa. Rồi cá đầy giỏ. Hết nghi ngờ đến chắp tay xá lia lịa. Trong trường hợp
khác, có kẻ theo Thầy khá lâu rồi chứ, Thầy làm nhiều phép lạ vậy mà có
lần được cứu khỏi chìm ghe chết đuối, xù xì với bạn: "Thầy là ai mà khiến
phong ba bão tố nghe lời răm rắp ha?" Simon được Thầy đặt tên là Kê-Phát,
nghĩa là Đá, được coi là niên trưởng môn đồ, có lần đã được Thầy cho đi
trên mặt nước rồi, thế mà lúc sóng gió ồ ạt cũng còn ngờ vực la lên như bị