- Tôi đã làm việc ở Khu phố mới. Chăm sóc những mảnh vườn đẹp ở đấy. Có
rất nhiều hoa, thế là tôi mang về một vài thứ đặt chúng vào cạnh những bông
hồng. Vừa đẹp, vừa đúng mốt.
Nghĩ tới những chuyện đó bà Marple thở dài và tiếp tục đan áo.
Phải nhìn thẳng vào sự thật: làng Sainte-Mary Mead đã thay đổi rồi. Như tất
cả những gì còn lại. Đây là do chiến tranh hay do thế hệ mới? Ít nhất đây
không phải là do bom nguyên tử của Chính phủ. Nhưng bà Marple không mơ
hồ, bà đã già và câu giải thích rất đơn giản. Bà chú ý tới Sainte-Mary Mead vì
đây là nơi cư trú những năm dài cuối đời của bà.
Sainte-Mary Mead không động đậy. Khách sạn Con lợn xanh vẫn ở chỗ cũ,
cũng như nhà thờ, tu viện, đảo nhỏ Queen Ann và những ngôi nhà xứ
Georgie, mà nhà bà đang ở là một ngôi nhà kiểu ấy. Trước kia bà Wetherby
sống ở đây, nhưng từ sau ngày bà ta qua đời thì gia đình bà Marple về sống
cùng với gia đình một người làm công trong ngành Ngân hàng. Hầu hết dân
làng đã thay đổi, nhưng vẻ mặt của mọi người thì vẫn thế.
Chỉ có những nhà hàng ở Khu phố mới là khác hẳn, hiện đại hơn. Bây giờ thì
không nhận ra cửa hàng cá với những bể lớn bằng thủy tinh nữa. Ông Barnes,
chủ hiệu tạp hóa, là người sống lâu ở đây, vẫn nhớ bà Hartnell và bà Marple
và đón tiếp họ một cách mừng rỡ, nhưng thay cho quán hàng ngày xưa, bây
giờ là một “siêu thị” rồi.
“Một cửa hàng mà tự mình phải đi tìm những thứ cần mua - Bà Hartnell than
phiền - Người ta mất tới mười lăm phút để tìm thứ mình cần, sau đó phải xếp
hàng để trả tiền nữa chứ. Mệt quá. Chỉ thích hợp với những người ở Khu phố
mới thôi”.
Bà Marple bỗng kêu lên, bà vừa đan sai một mũi ở vài hàng đan trước đó
nhưng không thể nào tìm ra được. Bà đưa mảnh áo đan dở ra trước ánh sáng
và nhận ra kính mắt của mình không có tác dụng gì nữa.
Tuy có nhiều dụng cụ hiện đại nhưng các nhà nhãn khoa vẫn không tiến bộ
lên được. Bà buồn rầu nhớ lại khi thị lực mình còn tốt. Mảnh vườn của bà là