Cái nghĩa khí ấy qua những lời thơ của cụ Sào Nam, các thế hệ bà mẹ
thường lẩy vào những bài hát ru con:
Nay ta hát một câu ái quốc
Yêu gì hơn yêu nước nhà ta
Vẻ gấm vóc nước non tươi đẹp
Rắp những mong cơ nghiệp dài lâu
Giống khôn há phải đàn trâu
Giang sơn nỡ để người đâu vẫy vùng
Thương ôi công nghiệp tổ tông
Trông càng thêm nhục nói càng thêm đau…
Các thầy xuất thân đa phần từ những gia đình khá giả, có người quyền
qúy, có người bình dân nhưng được hưởng nền giáo dục gia đình và học
đường căn cơ bài bản, kiến thức có được hòan tòan bởi sự nỗ lực tự thân.
Tôi hết lòng cảm phục sức chịu đựng của lớp sỹ phu trí thức tuổi vào hàng
bá phụ, chẳng những kiến thức đáng bậc thầy và nhân cách như tấm gương
sáng soi cho các thế hệ trò.
Hồi nhớ lại ngày tốt nghiệp Đại học, nhận xét vào cuốn Học bạ sinh
viên sau sáu năm học ở trường là ý kiến của đồng chí Bí thư chi bộ cùng
học một lớp với cái dấu chứng son đỏ chót của Phòng Tổ chức. Mãi nhiều
năm sau, tình cờ tôi mới được biết nó nằm trong tập Hồ sơ cán bộ. Đánh
giá một cán bộ khoa học là xem khả năng họ tiếp nhận kiến thức tới đâu,
cần bổ túc những gì và có năng khiếu gì đặc biệt. Quan điểm, lập trường,
thái độ chính trị là chuyện mơ hồ. Kẻ khôn người dại khó phân biệt được.
Rồi ai cũng biết tự thích nghi theo dòng chuyển của xã hội để mà tồn tại.
Thầy giỏi là phước của trò nhưng có trò giỏi thầy mới nâng tầm mình lên
được. Cùng cắp sách học thầy nhưng khả năng tiếp nhận mỗi trò một khác.
Chỉ người thầy mới nhìn ra cái hay, điều dở của trò. Có ai dám lược quyền
thầy đánh giá người cùng học?! Khi đã trưởng thành, tôi hiểu ra hành trình
một đời người, ai cũng phải là trò rồi mới làm thầy nhưng làm thầy vẫn
phải học mãi thì mới “dạy cho ra trò” được. Câu nói “Nhất tự vi sư – Bán
tự vi sư” chỉ là lời răn mang tính đạo lý như “Ăn quả nhớ người trồng cây”
thôi. Chớ làm thầy mà “thiểu tự – khiếm đức” (chữ ít, đức nghèo) là mối