- Vâng… Tôi từ Hà Nội lên! Anh thông cảm cho tôi được gặp anh ấy
để còn về kịp trong ngày.
Anh lính kiểm tra giấy tờ hợp lệ rồi mới đi vào quay chiếc máy bộ
đàm đặt trên nóc tủ trực ban. Khi trở ra, anh ta vui vẻ :
- May đấy, sắp đến giờ người ta trực chiến. Chị đi thẳng đường này,
tới ngã ba rẽ phải, đi một khúc qua dãy nhà A, rẽ trái, tới dãy nhà bê (B),
hỏi tới nhà xê (C) là nơi dừng chân sơ bộ. Sau đó tuỳ tình hình sẽ được dẫn
tới nhà dê (D) hay đê (Đ) gì cũng được – Anh ta tủm tỉm cười dặn với:…
Nhớ khẩn trương tranh thủ mà về, chớ có ham qúa mà xơi bom Mỹ đấy!
Cẩm Nhung đã ra trường, làm cô giáo tại một trường cấp III ở ngoại
thành. Cô ở nội trú trong khu tập thể giáo viên, chiều thứ bảy mới về nhà,
sớm thứ hai lại đi. Ngoài chuyên môn, cô công ác đoàn thể tích cực và
được giao nhiệm vụ Bí thư chi đoàn trường và có chân trong Huyện đoàn
nữa.
Ngày 3 tháng 4 năm 1965, Không quân nhân dân Việt Nam bất thần
xuất kích bắn rơi 2 chiếc máy bay F8-Con ma của không quân Mỹ trên bầu
trời Thanh Hóa khi chúng vào đánh phá cầu Hàm Rồng. Tiếp đó ngay hôm
sau, vẫn bằng những chiếc máy bay MIG17, ta lại bắn gục 2 chiếc F105-
Thần sấm hiện đại nhất của không lực Hoa Kỳ. Bác Hồ biểu dương: “Trong
lịch sử chiến tranh giữ nước, nhiều lần quân và dân ta đã dầm đầu kẻ địch
trên đất liền, trên sông, trên biển. Nhưng đây là lần đầu tiên quân và dân
ta dầm đầu kẻ địch ngay cả ở trên không”! Cả nước nức lòng.
Trong một buổi mít tinh của nhân dân thành phố chào mừng binh
chủng Không quân của ta non trẻ mà đã lập được chiến tích vẻ vang, Cẩm
Nhung đại diện cho Đoàn thanh niên khối nhà trường được mời tham dự.
Mấy chiến sỹ lái máy bay tiêu biểu được đón chào nhiệt liệt. Các anh báo
cáo với bà con về những chiến cơng mà trước đó chưa hình dung nổi: Máy
bay của ta do nước bạn viện trợ đã thuộc loại cổ lỗ đến đời thứ mấy rồi,
người ta chỉ dùng để huấn luyện các phi công chiến đấu tập lái lúc đầu thôi.
Trong khi máy bay của Mỹ thuộc loại hiện đại đời mới nhất, vượt xa ta về
tốc độ, đường dài, thời gian bay và kể cả vũ khí tấn công nữa. Kẻ địch áp
đảo ta về số lượng, khí tài, kỹ thuật nhưng ta áp đảo nó bằng ý chí chiến