HÀ NỘI BỂ DÂU - Trang 18

cứ ung dung hưởng lộc! Một hôm ngồi trên đỉnh đồi hướng về phía trời xa,
nỗi thương vợ nhớ con day dứt. Tôi hút liền mấy điếu Tam Đảo. Tàn thuốc
bỏng tay làm tôi sực tỉnh. Nhớ lại ngày còn ở trong Nam, lính ta mê nhất
thuốc CAPSTAN chiến lợi phẩm mỗi khi đánh Mỹ. Từ những mẫu tự đó,
lính miền Đông tán gẫu thành hai câu thơ xuôi ngược dí dỏm: Chiếc
Áo Phong Sương Trao Ai Nhận? Nhận Áo T Sinh Phụ Áo Chàng
! Chiếc
áo thư sinh
với tôi đã không thể mặc từ lâu rồi vì ngày càng chật chội
nhưng Chiếc ao phong sương rộng thùng thình lúc nào chòang lên cũng
được. Có khác chi kẻ bị phụ tình! Tôi chợt nhận ra sự vô cảm của cộng
đồng và sự dối trá sau những mỹ từ ở đâu cũng bị nghe nhàm chán. Lại gần
một thập niên trôi qua, tôi mới rũ bỏ được tấm áo phong sương lúc bắt đầu
tuột xuống cái dốc bên kia của một đời người! Nhưng xã hội lúc này đã
chuyển sang nền kinh tế thị trường, đã không có chức quyền hoặc là tiền
của thì chí ít cũng phải biết khua môi múa mép. Tôi thành người lạc lõng
cô đơn! Giữa lúc xã hội cần gỡ rối thì một vị vào hàng “tứ trụ triều đình”
lại tung ra lời nói càng thêm rối: “Sau ngày 30 tháng Tư, có hàng triệu
người sướng thì cũng có hàng triệu người khổ
!”. Ai sướng? Ai khổ? Nhớ
ngày Bác mất, chiến trường miền Nam gian truân lắm. Những lần từ R
“xuống đường”, tình cờ dừng chân tại một trạm trong lúp xúp những bụi
năn giữa bưng dưới trời chang chang đổ lửa, gặp đoàn cán bộ từ dưới
ngược lên. Dân Y4 (Nội Đô) nhìn là biết. Dù nhận diện được ông Tư, ông
Năm, ông Sáu Bí thư nhưng vẫn coi như khách lạ giữa đường theo thói
quen “ba Không” (Không nghe - Không biết - Không thấy) thời kháng
chiến. Giao lưu chốc lát toàn những chuyện “da trâu lá lúa” (địch dày như
da trâu hay mỏng như lá lúa) dù là biết nhau miệng cười dạ héo. Vậy mà
lúc chia tay khóe mắt mỗi người vẫn gửi cho nhau những tia hy vọng. Và
rồi điều mong chờ đã tới. Nhưng bây giờ khổ, sướng là ai? Ông có sớm
quên không: Những năm sau 1975, phía Bắc dân nhiều tỉnh đói, tới mức có
người chết đói, nếu không thì cũng chết mòn vì đói! Những người lính
chiến trở về ốm đau, thương tật và thất nghiệp? Vậy mà người dân lại gồng
mình gánh một lúc hai cuộc chiến tranh cấm vận và bảo vệ biên cương ở cả
hai đầu đất nước? Như tôi đây có sướng không? Năm anh lính trên chiếc xe

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.