nhất thời, rồi mọi người phải tìm sự yên ổn trong an cư lạc nghiệp. Tôi sẽ
về với em cùng sống những ngày thanh thản. Nào ngờ khi con tàu quay mũi
rời bến cảng Hải Phòng lao ra biển cả thì đời tôi từ đó lênh đênh chưa bến
đậu!
Vào Sài Gòn tình cờ tôi lại gặp thầy! Nhà văn cũng muốn làm một
chuyến lãng du cuối đời hồi nhớ thời trai trẻ. Nhưng thế sự đổi thay nhiều
qúa, bắt nhịp theo nó không dễ chút nào! Thầy sống bất đắc chí, lạc lõng cô
đơn, vất vả lắm. Tôi tự thấy trách nhiệm của mình thay bạn và em nhưng
đỡ thầy chẳng được bao nhiêu. Thầy không biết chuyện tình cảm của chúng
tôi. Lúc lâm bệnh, thầy nói cảm động lắm:
- Nhìn anh tôi nhớ mấy đứa quá! Sao anh không lấy vợ đi? Giá như
con bé ở đây tôi gả nó cho anh! Nó mà õng ẹo, tôi cho mấy roi quắn đít là
phải chịu thôi!
Thầy mất, tôi lo hậu sự. Bầy mèo được thầy nâng niu ấp ủ và cho
hưởng khói phù dung như người bạn thủy chung gắn bó với thầy cứ quẩn
quanh cùng tôi ở lại nơi thầy nằm cho tới khi đắp thành nấm đất, chúng gào
lên như bầy con mất mẹ thật là thảm thiết rồi tan đàn tản lẫn vào đám mộ
rậm rì những cỏ.
- Sinh thời thầy sống phóng khoáng, bao dung độ lượng, nhiều văn
hữu lớp sau coi thầy như người anh cả! Ngày nước nhà thống nhất, em vào
tìm được mộ phần và thay áo cho thầy. Biết chuyện anh tận tình tận nghĩa
với thầy em cũng nhớ thương và xót xa nghĩ kiếp này ta chỉ được gần nhau
đến thế thôi! Mãi lâu sau, một ngày anh Hai tới thăm và trao cho em tờ giấy
ố: “Tình cờ anh thấy nó giữa quyển vở nằm sâu trong một ngăn bàn. Dù vô
tình hay cố ý cũng là dành cho em. Anh giữ lại vì lúc ấy em còn thơ dại
quá! Khi em đi lấy chồng, anh lại không muốn em bị phân tâm! Bây giờ để
châu về Hợp phố! Tình yêu là sự mời gọi vô thức của con tim nhưng vợ
chồng là duyên số. Đừng buồn đừng trách ai!”.
Tờ thơ ấy trong số những kỷ vật sẽ cùng em ra đi lúc từ biệt cõi đời
này. Còn những lời thơ đã hóa vào tim óc em rồi:
Ngọc phơi mình trên núi
Mây phủ sương mù che