1950, trong lòng Hà Nội bị giặc chiếm, các trường trung học công tư mở
lại, những thanh thiếu niên cắp sách tới trường là dịp chia sẻ cùng nhau nỗi
lòng bức bối. Trong các trường học, cờ đỏ sao vàng, truyền đơn chống
Pháp, chống ngụy quyền dán ở các gốc cây, góc tường, bảng lớp với đủ mọi
hình thức. Việc rải truyền đơn không ai tinh ma sáng tạo bằng giới học trò.
Gặp cảnh binh khám xét dọc đường thường chỉ lục sóat cặp vở và nắn túi
quần thôi. Trò ta có mẹo buộc truyền đơn nơi bụng dưới, tháo đường chỉ
dọc trong túi quần. Khi cần thọc tay vào túi, luồn lên bụng, móc ra tờ
truyền đơn để cho nó lọt theo ống quần rơi ra ngay dưới chân người đứng
cạnh mình. Có lần thầy vừa vào lớp, học trò đứng lên chào, chiếc quạt trần
vừa quay thì truyền đơn giấu từ sau cánh quạt tung ra bay phấp phới, cả lớp
nhao nhao lên giành nhau đọc các lời kêu gọi tòan dân kháng chiến, vạch
mặt chính quyền thực dân cướp nước và lũ bù nhìn tay sai.
Cố vấn Vĩnh Thụy phản bội lời hứa “Thà làm dân một nước độc lập
còn hơn làm vua một nước nô lệ” quay về theo chủ cũ, vác mặt ra Hà Nội.
Đám ăn theo bắt học sinh các trường đi diễu quanh Bờ Hồ để hoan nghênh
“quốc trưởng bù nhìn” nhưng học sinh đi đứng lộn sộn, hỗn loạn như là
phá đám, không chịu hô khẩu hiệu, cờ ba que không cầm trên tay mà cắm
xuống giày lết thết dưới chân. Có ai đó nghĩ ra trò tinh quái đeo mặt nạ Bảo
Đại vào đầu chó thả rông chạy ngòai đường…
Phế đế tẽn tò phải bỏ dở chuyến vi hành, chuồn vội lên Đà Lạt, chúi
đầu vào các cuộc đi săn và gái gú trên núi rừng Tây nguyên! Cuối năm
1949, trường Chu Văn An (lúc đó còn ở phố Hàng Bài) mở đầu cuộc bãi
khóa sau đó lan sang các trường trung học tòan thành. Lúc đầu có một số
học sinh muốn đứng trung lập sợ bị đuổi học nên vẫn cắp sách tới trường.
Học sinh trường Kỹ nghệ Quang Trung nghĩ ra cách phạt cắt tóc những ai
nhát gan không hưởng ứng phong trào. Vài vụ xảy ra được đồn thổi ầm lên.
Các trường vẫn mở toang cổng nhưng sân trường vắng lặng, thầy trò không
ai tới, ngọn gió cuối thu cuốn tung bay lả tả những chiếc lá vàng trước sự
ngơ ngác của mấy viên cảnh sát đứng chơ vơ nghiêng ngó. Thủ hiến, Giám
đốc Nha học chính, Giám đốc Nha cảnh sát Bắc phần phải đứng ra tiếp xúc
và nhận giải quyết các yêu sách của Ban đại diện học sinh là: Chấm dứt