HÀ NỘI CŨ NẰM ĐÂY - Trang 228

Nhớ về Lan Khai

T

hời trước chiến sự Đông Dương, văn đàn Bắc Hà nổi danh ba cây bút

lịch sử tiểu thuyết: Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc, sau này
thêm Nguyễn Huy Tưởng, cũng là cây bút sắc.

Lan Khai nói với tôi: “Ở thời này, nên viết nhiều về sử, lấy người xưa,

việc cũ áp dụng vào chính sự và chiến sự, nâng cao tinh thần dân tộc, ngòi
bút được thả sức tung hoành, Tây nó biết đấy mà không làm gì được, nó ức
lắm, nhưng kệ nó, mình cứ viết. Hơn nữa, viết tiểu thuyết lịch sử, theo
riêng mình, mình cho là dễ viết hơn truyện xã hội đương thời. Trong làng
văn, hiện nay, tiểu thuyết lịch sử vẫn là khan hiếm. Mình viết dễ ăn hơn.
Tôi là cây viết nhà nghề, viết vì văn học, viết để mưu sinh, nuôi cả một đàn
con nheo nhóc. Anh đã biết tôi nghèo đến mức nào. Rời cây bút ra là chết
đói...”

Lan Khai thực thà tâm sự với tôi như vậy ngày ông cõng cả bầu đoàn thê

tử về Hà Nội. Những ngày đầu rời bỏ rừng núi Tuyên Quang, bầu đoàn Lan
Khai không nơi trú ngụ, cực kỳ khốn khổ, bữa đói, bữa no. Mãi rồi mới
chui được vào căn gác nhỏ ở đầu một ngõ hẻm phố Henri d'Orléan (nay là
Phùng Hưng, nguyên trước là trụ sở báo Le Travail, báo Dân chủ, hàng
ngày các ông Trường Chinh, Trần Huy Liệu đến làm việc. Hiện giờ là nơi
trú ngụ của nhà văn trẻ tuổi Lê Bầu).

Gian gác nhỏ đến nỗi chỉ chứa được tài sản duy nhất của gia đình Lan

Khai là một chiếc giường cũ nát để ông nằm vì ông luôn ốm. Còn hai bà
vợ, lũ con nằm sàn gỗ đầy rệp muỗi, bởi không màn. Dân cư sinh sống

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.