trong ngõ hẻm ấy là một số thợ thuyền nghèo, chen lẫn vào một số me Tây
lấy lính da đen và một vài tiệm hút.
Lan Khai độ ấy chừng 35 tuổi. Ông có một thân hình phong nhã, cao
gày, vầng trán cao, mắt không rời kính cận, miệng rộng cười tươi, giọng nói
ấm áp hiền hòa, thuyết phục được bất cứ ai ngay từ buổi đầu gặp gỡ. Ông
khiêm nhường với bạn, không hề nặng lời lớn tiếng. Mãi sau này, gặp
Nguyễn Tuân, Tchya, hai ông tướng nhà văn hay gây gổ, kiêu bạc, thích
chơi lối đàn anh, cử chỉ nghênh ngang, ngôn từ châm chọc, con người rừng
trong Lan Khai lập tức có thái độ trước hai ông tướng này. Lan Khai tỏ ra
cứng rắn, trấn áp lại Nguyễn Tuân, Tchya với hành động và ngôn ngữ rất
rừng, sau đó Nguyễn Tuân, Tchya phải nể nhà văn “mán xá” mà họ coi là
dễ nuốt. Ông dễ chiếm cảm tình của anh em làng văn bằng cử chỉ nhã nhặn,
đức độ, trung thực, kiến văn sâu rộng về Hán học, trội hơn là Pháp học.
Ông sinh trưởng ở đường rừng. Tuổi thiếu niên về Hà Nội học, cố gắng thi
vào trường Bưởi, đậu thành chung, rồi lại quay về rừng núi Tuyên Quang,
nhất quyết không chịu sống đời công chức cạo giấy cho Tây. Sống trong
căn nhà lá ven rừng, ông vùi đầu vào đống sách Pháp, Việt cao như núi.
Suốt mấy chục năm đọc sách, chuyên nhiều về sử học, nhận thức về Lão
Trang, Lan Khai ngay từ thời trẻ đã trở nên con người mẫu mực, hiếu
nghĩa, nhân hậu với mọi người nhất là đối với vợ con, bạn viết nghèo mà có
tài năng.
Cụ thân sinh ông là một hiền nho, một danh y, chữa bệnh lấy đủ vốn tiền
thuốc, nhiều khi gặp con bệnh bần bách, cụ không lấy tiền.
Cụ thân sinh ông luôn kín đáo nặng lòng thương dân yêu nước. Căn nhà
chật hẹp của cụ thường mở rộng cửa đón tiếp những quốc sĩ tìm đường
vượt biên giới sang Trung Quốc, đi hải ngoại, lo quốc sự. Nhà nghèo túng,
nhưng cụ hân hoan coi đó là nhiệm vụ, hết lòng hầu tiếp, giúp đỡ những
quốc sĩ khả kính kia. Lan Khai cũng vui mừng giúp cụ thân sinh tiếp khách
cho chu đáo. Cả hai cha con không hề tò mò gạn hỏi về mục đích cuộc