HÀ NỘI CŨ NẰM ĐÂY - Trang 262

Hồi ức về nhà thơ Nguyễn Bính

G

iờ đây là mùa thăm viếng Chùa Hương. Đã quá lâu rồi, tôi không còn

sức khỏe, không còn hứng thú rủ bạn văn đi vãn cảnh động Nam Thiên.
Không còn cái thú được nhìn các cô gái hái mơ. Nhưng giữa phố phường
Hà Nội, lão già tôi còn đủ sức chống gậy đi nhìn các cô gái bán mơ, trên
mấy vỉa hè bốc bụi kinh thành. Nhìn những thúng mơ đầy, những bàn tay
cô gái bán mơ thoăn thoắt bốc mơ trao cho khách, làm sao tôi không thể
nhớ đến bài thơ Rừng mơ bất hủ của thi nhân Nguyễn Bính. Bởi vậy, sớm
nay tôi cố ngồi nghĩ về anh, viết về anh.

Viết hồi ký là gì nhỉ? Là thẩn thơ nói chuyện với hồn ma. Ít lâu nay, tôi

đã nói chuyện khá nhiều với các anh, những con người chí thiện thuở thiếu
thời. Hỡi những hồn ma thân hữu của tôi ở bên kia cõi thế. Nếu quả có linh
hồn thì các anh đã có thể đọc tôi, nghe tôi khóc thương cái chết, phần đông
là chết quá trẻ của các anh trên những trang giấy đầy nhân hậu, đầy tình
nghĩa, thủy chung này. Tôi nhắc đến các anh cả cái tốt và đôi khi có cả ít
điều gọi là cái xấu.

Bọn văn bút chúng mình, hãy can đảm nói to lên, chúng ta viết khôn mà

sống dại, chỉ vì nhân hậu, chỉ vì tình nghĩa, chỉ vì quá hào hoa phong nhã
trong cái nghèo, cái khổ. Nhà tiểu thuyết Lê Văn Trương, Lan Khai, Vũ
Trọng Phụng thuộc vào loại người tiêu biểu cho cái phóng khoáng này.

Tôi viết về các anh, những hồn ma sống dại chết khôn, chính là cái lão

già này, cũng sống dại và chết dại, làm cái công việc đọc kinh sám hối, nói
theo lời đạo là rửa tội.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.