chừng”. Tôi càng ngơ ngác. Tam Lang nói tiếp: “Hồi kí Tôi, kép kịch được
nổi tiếng, nổi tên Trương Đình Thi, sự thực thì hồi ký ấy Vũ Trọng Phụng
viết hộ, cho nó kí tên”.
Sáng hôm sau, nghệ sĩ “kép kịch”, gây sự với tôi trong tòa soạn. Tam
Lang đã nóng lại thẳng tính, ném bút, vùng đứng dậy, dẫm đạp nghệ sĩ già
đến nỗi ông ta phải chui xuống gầm bàn. Cuộc đại náo ấy khiến chủ nhà in
và thợ in phải ầm ầm chạy lên gác can xin, dàn xếp hộ.
Giấy mực có chừng, tôi xin phép ngừng ở đây thôi. Tôi chỉ băn khoăn
một điều là lịch sử văn học của mình, khởi điểm phóng sự có từ năm nào,
lao sâu vào lãnh địa phóng sự là ai?
Tôi chỉ biết 1927 đến 1930, Tam Lang Vũ Đình Chí, một mình, một sổ
tay, một bút, ngày và đêm, đi kéo xe giữa “Hà thành hoa lệ” trong lúc có
phong trào “Phi cao đẳng bất thành phu phụ”, gái thì son phấn rình mò các
ông sinh viên cao đẳng thi đỗ ra làm tri huyện. Ông Tam Lang, ngày và
đêm mò vào mấy hang ổ thối tha, ăn ngủ, sống với hàng trăm con người
cặn bã, xã hội không thèm nhìn ngó.
Những cống hiến cho văn học của ông Tam Lang có cái đã in sách, có
cái đã đăng trên báo. Vậy thì nó là chứng cứ có sự sống, còn tồn tại.
Từ 1930 trở đi, ông Tam Lang cảm thấy đuối mệt rồi, an phận ngồi yên
ghế chủ bút các nhật báo, viết không run sợ, đánh không chùn tay bọn tham
quan, lũ nội gián, những tên hề chính trị.
Năm 1954 ông vào Nam. Nằm nhà, không nuôi nổi bà vợ, hai đứa con
gái tật nguyền, cuối cùng vì miệng ăn, ông miễn cưỡng theo yêu cầu đối
phương, ông phải phụ trách một tạp chí cho tên Bộ trưởng Thông tin, Trần
Chánh Thành, thời Diệm.
Báo ra được năm số, một cú điện thoại réo bên tai Tam Lang: Lập tức lên
Bộ hầu Bộ trưởng. Ông đến. Tên Bộ trưởng Trần Chánh Thành, đập bàn,