ném tờ báo vào mặt ông Tam Lang. Nó quát: “Có trông rõ nét mực đỏ gạch
hàng chữ kia không? Ông định ý dùng mấy từ của Việt cộng để phản Chính
phủ Quốc gia đó hả?”.
Ông Tam Lang chưa kịp đáp thì nó lại đập bàn: “Ông xuống phòng trị sự
lĩnh lương. Mai không được bước chân đến nhà báo nữa”. Ông vẫn không
nói một câu, mỉm cười, bình tĩnh ra về, cũng không cần lĩnh nửa tháng
lương.
Hỡi ơi, cái vinh, nỗi nhục của nghề làm báo đấy. Từ 1927, ông Tam Lang
Vũ Đình Chí là một cây bút đàn anh trong làng văn bút, không ai chối cãi.
Ông Tam Lang Vũ Đình Chí là lá cờ đầu mở ra cho văn học xã hội con
đường làm phóng sự, cũng không ai chối cãi. Sau ông, văn đàn mới thấy
xuất hiện Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, Tràng Khanh.
Sư phụ! Vào ngày đầu xuân Nhâm Thân, kẻ môn sinh già yếu này xin
đốt hương, rửa bút, viết mấy trang hồi ức về thầy. Theo thói thường xưa
nay, kẻ võ sinh sau khi biểu diễn kiếm thuật hoặc côn quyền, không thể
thiếu cái lễ tì đốc kiếm hoặc chắp đôi bàn tay trước ngực, tỏ lòng thành
kính bái tổ, bái sư.
Từ 1930 đến nay, kiếp đời sắp hết, kẻ môn đồ này mỗi lần viết xong một
tác phẩm dù thất bại hay thành công, vẫn cúi đầu nhớ ơn thầy dìu dắt. Ngày
nay, kẻ môn đồ chắt chiu có được một số tác phẩm nhỏ nhoi, với một cái
tên cũng nhỏ nhoi, môn đồ cho đến ngày nhắm mắt, không hề một phút
quên sư phụ.
Đầu xuân Nhâm Thân
(Tạp chí Cửa Việt, số 15-1992)
Câu chửi tục của người Pháp.