trình bày tờ báo sắp ra đời kia thì còn gì danh giá hơn.
Dĩ nhiên chúng tôi tán thành việc đó. Gã chủ nhiệm tờ báo tưởng tượng
kia xin cung kính tháo lui.
Tiễn khách ra cửa rồi, chúng tôi vẫn ngồi nghiêm như lúc có khách để
nhắc thầm trong bụng những lời khách ca tụng ban nãy và để xét xem mình
quả có tài không.
Từ lúc ấy chúng tôi mỗi kẻ mang trong đầu hình ảnh một tờ báo. Ông
nào cũng phác sẵn chương trình làm việc của mình. Lê thi sĩ sốt sắng hơn
cả, đóng một tập giấy làm “ma-ket”, đặt trang này cái đề luận thuyết, ở
trang kia cái đề tiểu thuyết ngắn, tiểu thuyết dài, phê bình thời sự, hài hước,
kịch và bút chiến, nhặt vỏ sò vỏ hến… Cái đề nào cũng kêu như chuông và
không chịu kém nhau vẻ văn chương rỗng, sáo. Ông lại khéo tay vẽ sẵn cả
tranh minh họa ở các trang bài, tô chì đỏ xanh rất nổi.
Chúng tôi họp nhau uống trà tàu ăn bánh đậu xanh mà ngắm “ma-ket”
phân tách sở trường sở đoản của mỗi cây bút để chia công việc. Cuộc tranh
luận ầm ỹ, nhưng Lê tiên sinh điều khiển rất tài, nên cuộc bàn luận có ngay
kết quả đẹp đẽ, nghĩa là ai có việc người ấy, không chối, nhường chi nữa.
Chúng tôi hể hả bắt tay nhau nhận trọng trách nặng nề và hoan hỉ đợi chờ
một sự nghiệp lớn lao khả dĩ lưu truyền hậu thế!
Hai ngày trôi qua mà ông “chủ nhiệm” chưa đến. Chúng tôi vẫn nhẫn
nại, vẫn họp nhau như thường để làm tốn trà tàu bánh đậu và để ngắm
nghía, bàn cãi, thêm bớt bài vở trong “ma-két”.
Ngày thứ ba cũng chẳng thấy gã chủ báo đâu. Chúng tôi đã lấy làm nóng
ruột. Qua ngày thứ sáu gã ta đến thật.
Sau một tuần trà tàu pha lối trang nhã của cổ nhân, Lê tiên sinh điềm
đạm đưa gã chủ báo coi “ma-ket”. Gã giở từng trang, mặt mũi sáng lên, tay