HÀ NỘI CŨ NẰM ĐÂY - Trang 242

Câu nói đùa ấy không khiến Lan Khai giận. Bởi vì khi chơi cái bản thảo

cầu kỳ, đắt tiền ấy Lan Khai đã qua ba tháng trời, rút mồ hôi, hơi thở, viết
Mực mài nước mắt, một thiên ai sử tặng làng văn.

Đã muốn là phải được. Nén chịu ba năm khổ nhục, nhà văn mê sách đã

cố sức gây được tủ sách gia đình. Khá nhiều pho sử cổ kim, khá nhiều tác
phẩm Âu Tây cổ đại, trung đại, hiện đại đã có mặt và mặc áo đẹp, đứng
hiên ngang trong tủ kính. Thậm chí, ông đã nhờ ông bạn quý, nhân chuyến
công du Pháp quốc, đến bờ sông Sein tìm hàng sách cũ. Ông già bán sách
đã trao cho ông bạn ấy ba pho sách của ba nhà văn lớn kỷ nguyên ánh sáng
loại thực, không phải giả.

Có một số khá đông, hàng ngày rình xem giờ nào Lan Khai ở nhà báo về,

đến gõ cửa, xin vào xem nhờ một cuốn nổi danh, chỉ tìm thấy trong thư
viện Lan Khai. Có một số đến xin ghi chép, chụp ảnh những trang hay. Khi
chúng rút lui, nhìn vào tủ thấy khuyết đi một chỗ.

Lan Khai nhăn nhó, hoảng hốt, lại ngửa tay xin vợ đủ số tiền đi chuộc

sách về cho đủ bộ. Ngày ấy, ở Hà Nội, có một nhà chuyên mua sách cũ, tức
là sách ăn cắp được. Nhà đó ở phố Hàng Trống, số 64. Bạn bè, kể cả mấy
bạn chí thân, cũng mượn sách không trả lại. Đến nỗi, người mê sách phải
viết lên tấm biển, treo ngoài tủ kính:

“Có thể cho mượn vợ. Không cho mượn sách” (!).

(Báo Người Hà Nội, số 46, 24/11/1996)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.