Hồi ức về Lê Văn Trương
T
hời tiền chiến, 1930-1945, kể về số lượng tác phẩm. Lê Văn Trương là
một nhà văn lớn. Theo tôi nhớ, ông có tới 60 tiểu thuyết dài, không nói khá
nhiều truyện nhỏ đăng trên các báo khắp ba miền trong nước. Ở miền Nam,
nhất là tại Sài Gòn, tủ sách nhà nào cũng có Lê Văn Trương. Giai đoạn ấy,
văn học lãng mạn thịnh hành. Về mặt chính trị, con người, nhất là giới trí
thức, lâm vào đời sống tinh thần bế tắc, đứng ở ngã ba lịch sử kể từ sau cái
đêm Yên Bái đỏ, mười ba cái đầu yêu nước, cùng một lúc, rụng dưới lưỡi
dao thực dân Tây.
Bắt đầu từ 1932, xuất hiện Lê Văn Trương trong làng báo, làng văn. Họ
Lê ra mắt độc giả một cách khiêm tốn với những bài ngắn đăng đều hàng
ngày trên nhật báo Trung Bắc Tân Văn của ông Nguyễn Văn Luận (bố nhà
cử nhân văn chương thứ nhất của Việt Nam - ông Nguyễn Khắc Kham ở
Pháp về, thiên hạ hồi ấy quen miệng gọi là cậu Cử Kham). Trên báo Trung
Bắc Tân Văn mỗi ngày một cột trang đầu, không hề thiếu vắng tên Cô Lý
(cô lý luận) nội dung triết lý, hài hước, nói về các tầng lớp xã hội, đả kích
rất chua cay. Quan lại phần lớn bị ông xỉa bút vẫn làm ngơ, Tây cũng mần
thinh, không có dấu hiệu gì phản ứng. Tờ nhật báo của ông Luận nhờ Cô
Lý được nhiều người yêu mến, làm ngả nghiêng mấy bạn đồng nghiệp Ngọ
Báo của Bùi Xuân Học, Đông Pháp của Ngô Văn Phú, Tia Sáng của Ngô
Vân...
Được hơn một năm, Lê Văn Trương thôi viết báo, bắt đầu sáng tác văn
học. Tôi không nhớ tác phẩm đầu tay là cuốn gì, chỉ biết rằng ngay từ bước
đầu, chủ động Tân Dân Vũ Đình Long đã rung đùi xoa tay, hài lòng với