HÀ NỘI CŨ NẰM ĐÂY - Trang 245

mạnh. Bởi thế, thời đó, người ta mệnh danh ông là nhà văn triết lí người
hùng với luận điệu nửa đùa, nửa mến. Thời kỳ ấy, một số đông trí thức hâm
mộ hai nhà văn chủ trương con người phải mạnh. Đó là Nietsch và Kant.
Lê Văn Trương tán thành ảnh hưởng chủ thuyết này. Lê Văn Trương luôn
nghĩ con người phải nuôi dưỡng tinh thần mạnh, ý chí nam nhi. Ông
thường nhắc nhủ “Soyons hommes!” (Hãy là Người!) Và với luận cứ ấy,
ông bám chặt vào con người hùng trong tất cả sáng tác của ông. Giữa giai
đoạn này, xuất hiện một số trí thức tôn sùng André Gide qua tiểu thuyết La
porte étroite (Cửa hẹp).
Ô famille, je te hais (Gia đình, ta căm thù mi). Nhà
thơ Lưu Trọng Lư đã là tín đồ của Gide. Bài thơ tứ tuyệt của ông đăng trên
Tiểu thuyết thứ Bảy, tôi đã bảo thợ đóng khung trang trọng:

Vô liêu như chiếc đồng hồ

Đôi kim đã chết trên giờ thê nhi.

Sông hồ thưa vắng biệt li

Người lành của rẻ có đi cũng sầu.

Tâm trạng những người trí thức, nhất là những văn nghệ sĩ, như tôi đã

nói, đứng ở ngã ba lịch sử, ngày tháng rối ren, không biết làm gì, không
biết đi đâu, ngoài những chuyến đi giang hồ vặt.

Lê Văn Trương, ngược lại, không tán thành A. Gide, không căm ghét gia

đình, coi gia đình là cái lồng hẹp, nhốt đại bàng. Ông càng viết khỏe, càng
bảo vệ chủ thuyết yêu cuộc sống, vượt qua mọi thăng trầm. Hồi đó, một số
người nhắc đến Lê Văn Trương với giọng mỉa mai, xem ông là người hùng
kiểu Đông Ki Sốt đánh cối xay. Và cho đến ngay cả bây giờ, thanh niên
chưa hề đọc Lê Văn Trương, cũng tưởng Lê Văn Trương là người hùng loại
cao bồi phong kiến.

Số lượng tác phẩm khổng lồ của Lê Văn Trương, trước khi in, tôi đều

đọc bản thảo, thật tình, chưa hề bắt gặp một truyện nào thiếu đạo đức, vắng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.