kị, nghèo thì bất chấp thiên địa sự, bà con ạ!”. Họ góp tiền, kéo đến nhà mụ
Một.
Họ cười vang nhà, đặt tiền xuống chiếu. Rồi họ kéo con vàng ra. Con
vàng sợ sệt nằm run nép ở gậm giường. Người ta cứ khua nó ra. Nó cũng
gầm gừ kháng cự, nhưng bác Năm - răng - bạc đã đánh trúng một búa vào
lưng, nó gục ngay xuống bên chân mụ Một. Nhìn hai mắt con vàng ướt
sũng ngước lên nhìn lại mình, trong khi người ta đã buộc dây thừng kéo nó
đi xềnh xệch, mụ Một đứt ruột, ôm lấy mặt. Mụ nghĩ đến cái ngày nàng dâu
mụ giằng đứa bé cháu yêu khỏi tay mụ, kéo tuồn tuột đi. Đôi mắt đen
nhánh của nó cũng ướt đầm đìa như đôi mắt con vàng, như đôi mắt mụ.
- Dào ôi, tôi nhớ con tui, tui thương cháu tui! Tui biết tìm nơi mô chừ!
* * *
Chiều ba mươi Tết. Gió lạnh. Gió từ đâu reo trên mái ngói. Mụ Một bứt
rứt như điên, mụ đi vào đầu ngõ, lại trở ra cuối ngõ, mụ không chào ai,
cũng chẳng nhìn ai cả. Đầu gục xuống, lưng mụ còng xuống, trông thảm
hại, thực là thảm hại!
Con vàng của mụ cũng đang lồng lộn đòi dứt sợi dây thừng ở trong sân
nhà bác Năm - răng - bạc, vì cái nhà cô đầu bên kia đã đốt một bánh pháo
cúng tổ chiều ba mươi làm cho nó sợ.
Những bánh pháo khác tiếp ran lên. Con vàng cuống cuồng. Sợi dây bợt
dần, sau cùng đứt hẳn. Con vàng cong đuôi chạy. Nó chạy ra bờ ao, luồn
qua các bụi cây. Một đứa trẻ, con bác Năm - răng - bạc thét lên. Dân xóm,
ấy là những người nghèo có phần vào con chó, lúc bấy giờ vừa kịp đi làm
về, nghe trẻ thét, đều hò nhau vác gậy đuổi con vàng. Một cuộc náo loạn
ghê gớm. Không ai thấy bóng con vật xó nào. Cái xóm nghèo nhớn nhác vì
mỗi nhà mất một nồi giả cầy chó thưởng xuân. Họ cãi cọ nhau, trách mắng
nhau, rằng sao Ba Kim có cũi mà không nhốt, rằng sao chị cả Ca - bánh -