bộ về Trần Hưng Đạo. Suốt dọc đường lão vua như con chim sắp sổ lồng,
cúi đầu bước, mình cũng vậy, không nói một câu nào.
Quả nhiên, ít ngày sau, cố vấn Vĩnh Thụy được tuyên bố câu: “Làm dân
một nước độc lập tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ”; rồi đó, phế đế
Bảo Đại được bay sang Hồng Kông, theo sau đó cựu thần thủ tướng Trần
Trọng Kim và mình.
Đến đất Hồng Kông giàu có, mình bị ngợp, lo sợ quá, bởi không có
nhiều tiền, lão và mình thuê một khách sạn tồi tàn. Trần Trọng Kim cũng ở
một khách sạn nghèo nàn khác. Ở nơi đất khách càng buồn, lão và mình ăn
uống kham khổ, chiều tối ra đường phố, nhìn ngắm cái giàu sang người
thiên hạ. Có một đôi lần thấy lão quá sầu, mình dắt lão vào cái bar nho nhỏ,
loay hoay tìm một cái bàn ở góc tối tăm, kín đáo. Thế mà, chưa kịp ngồi,
làm sao mà ban nhạc bar lại nhận ra cái bộ mặt rầu rĩ của anh vua xa nước.
Tức thì một bài “Valse royale” (bài nhảy nghênh giá, theo phong tục
phương Tây) vang lên. Ban nhạc sống vô cùng trang trọng chơi bài đó;
đồng thời ông chủ khách sạn bước ra cúi rạp đầu, cung nghinh vị phế
vương. Lão và mình cố giấu vẻ luống cuống, cố gắng lấy bộ thản nhiên
vương giả giả tạo, nhưng vẫn không bỏ cái bàn nhỏ ở góc tối tăm sau khi
lão và mình cố gắng gượng nhảy hết điệu vũ cung đình ấy.
Ngồi mấy phút, mình kéo lão rời phòng nhảy. Ra đường, mình toát mồ
hôi lạnh, xót món tiền vừa phải xổ ra trả giá chai sâm banh thượng hạng và
tiền thừa trên đĩa “Đức vua” rộng thưởng cho ban nhạc.
Đói quá, trong túi mình không còn lấy một xu, lão thì chẳng bao giờ có
một tí tiền. Thì từ thời xưa cũng vậy, chưa có một ông vua nào có tiền trong
túi. Nhưng khủng khiếp nhất là sự kiện đã xảy ra: nhịn đói, đội rét, bò được
về tầng thứ 13 của khách sạn thì lão và mình hết thở. Tuy mệt, theo thói
quen, cứ đi đâu về là linh tính bảo mình phải mở ngay tủ áo, rút ở một góc
kín chiếc giày cao gót của mình ra xem. Ôi chao, trời nghiêng đất lệch. Cái
gót giày tám phân rỗng, trong đó mình giấu tất cả tế nhuyễn riêng tây, vàng,