trọng 15 ngõ Trạng Trình (nay là ngõ Liên Trì). Căn gác này vụt trở thành
một thứ mê cung chứa đủ mặt nhân vật văn, võ Pháp, Việt cao cấp của
chính phủ quốc gia.
Trong những ngày quốc trưởng Bảo Đại ở Huế, Đà Lạt, mải mê săn bắn
và tửu sắc thì hoàng thân Vĩnh Cẩn luôn luôn ra Hà Nội tìm thú chơi bời.
Ông hoàng bé nhỏ, loắt chắt, láu lỉnh như con khỉ Tôn Hành Giả này, qua
một đêm khiêu vũ đã chìm đắm nơi mê cung Lý Lệ Hà. Chỉ ít ngày sau,
Vĩnh Cẩn dâng nộp Lệ Hà cho quốc trưởng. Thế là ông vua hiếu sắc mê say
ả Lý, luôn tìm cách ra Bắc, gặp con yêu nữ. Chuyện này, cả Hà Nội biết, và
cũng bay đến tai Từ Cung Thái hậu và bà hoàng Nam Phương ở kinh đô
Huế. Mối tình Bảo Đại - Lý Lệ Hà nửa âm thầm, nửa ầm ĩ kéo dài cho đến
năm 1945, năm dữ dội của lịch sử Việt Nam.
Bảo Đại từ năm ấy, rời vương miện, trở thành công dân Vĩnh Thụy, cùng
Lệ Hà tạm trú tại ngôi nhà lớn 51 Trần Hưng Đạo.
Một đêm, Lý Lệ Hà, xuân đã bắt đầu tàn, thủ thỉ kể tôi nghe về nỗi vinh
nhục trong mối tình vương giả ấy.
“Qua mấy tháng tạm trú tại 51 Trần Hưng Đạo - Lệ Hà nói vậy - lão ta
rất buồn (Lệ Hà lúc nào cũng gọi Bảo Đại là lão ta). Lão chỉ thở dài, không
nói năng gì hết. Ăn, uống cho gì nhận cả không hề kêu ca, nhăn nhó. Ngày
ấy là 30 Tết âm lịch. Lão ta, càng lì lợm, ra bao lơn đứng nhìn xuống phố.
Lão khẽ vỗ vai tôi: “Buồn lắm Hà ơi! Biết làm sao được bây giờ?” Giọng
Huế khó nghe, nhưng mình đã cố học nghe và học nói giọng kinh đô với
lão. Lúc đó, trời đổ tối. Mình chợt nghĩ ra và reo lên: “Có cuộc vui rồi.
Theo phong tục người Hà Nội thì hàng năm, cứ đêm 30 Tết, sắp giao thừa,
mọi người kéo nhau đến đền Ngọc Sơn làm lễ, đông vui lắm. Chúng mình
chờ gần giao thừa, sẽ cuốc bộ đến Ngọc Sơn”. Lão mỉm cười gật đầu.
Gần 12 giờ khuya, mình và lão, mặc rất bình thường, tản bộ giữa dòng
người đến Ngọc Sơn. Lão vua này dừng lại, ngơ ngác ngắm cảnh Hồ Hoàn