nhỏ, cột dây hai đầu rồi mang ra nghĩa trang lo liệu. Thế nhưng việc vừa tới
tay liền nóng hổi, chính vì xảy ra quái sự rồi!
Chương 1: Thủy quái dưới đập nước.(4)
Theo như phong tục địa phương thì chết đuối không được nhập đất, chết vì
nước thuộc về dạng chết yểu chứ không phải chết già nên nhất định phải
hỏa thiêu thành tro, gom hết vào trong lọ rồi mới có thể hạ táng. Mà cũng
không được hỏa táng liền ngay, theo như quy củ thì phải đặt ở nghĩa trang
mấy ngày, lỡ như có người nhà đến báo án nhận xác thì còn có đường mà
xác minh thân phận của người đã chết. Chẳng qua mùa hè khí trời oi ả
khiến tử thi càng bốc mùi nồng nặc, không ai chịu nổi, thế là thứ quy tắc
này liền trở nên vô dụng.
Nghĩa trang cũng tương tự như nhà tang lễ bây giờ, nghĩa trang mà đội tuần
sông sử dụng gọi là nghĩa trang miếu Hà Long, chỗ này ở ngoài cửa Tây, vị
trí tương đối vắng vẻ. Trong miếu có một bức tượng Long Vương gia nặn
bằng đất, khoác áo vảy kim tuyến, thân người đầu rồng, dân gian vẫn hay
gọi là ông Long Ngũ, là Quảng Tế Long Vương chuyên cai quản sông nước
Trường Giang và Hoàng Hà. Quảng Tế Long Vương xếp hạng thứ năm
trong các Long Vương, chính vì thế người ta mới xưng là ông Long Ngũ.
Tại quải Nguyệt Phong trên Bàn Sơn ở Kế huyện có ngôi Vân Tráo tự,
chính là chủ miếu của Quảng Tế Long Vương do hoàng đế sắc phong,
nhang khói cực thịnh, truyền thuyết vô số. Long Vương là vị thần phù hộ
cho dân gian mưa thuận gió hòa, mà ngôi miếu Long vương ngoài cửa Tây
này còn có một câu chuyện về Hạn bạt vẫn được lưu truyền trong dân gian.
Quách sư phụ từng nghe thầy mình kể lại, ngay từ mấy trăm năm trước,
thời còn chưa có thành Thiên Tân, nơi đây đã từng xảy ra một trận đại hạn
hiếm thấy. Nông dân kiếm cơm từ đất, sợ là sợ trời già không ban mưa,