năm đó hạn hán khó lường, chín chín tám mươi mốt ngày không có một
giọt mưa buông xuống, đất đai cũng nứt nẻ ra rồi, hoa màu khô héo, hạn
đến mức cây cối bốc ra khói, sỏi đá phun ra lửa. Các thôn trang xung quanh
sầu lo hết cách, không thể làm gì khác hơn là mời thầy phong thủy về xem.
Thầy phong thủy chỉ cần nghe nói, không cần đến tận nơi quan sát mà cũng
biết ngay là do cương thi trong một ngôi mộ biến thành Hạn Bạt, vừa mới
chạy tới thực địa quan sát, nhìn xuống liền không khỏi sợ hãi, nơi này yêu
khí quá nặng, quả nhiên trước nay chưa từng thấy qua, có thể không đơn
giản chỉ là Hạn Bạt như vậy, cương thi đã biến thành thi ma, không một ai
hàng phục được nữa rồi!
Thôn dân vì tìm đường sống, đành phải dựng lên một ngôi miếu tế bái Hạn
ma đại tiên, còn chuẩn bị cả đồng nam đồng nữ để tế sống. Đồng nam đồng
nữ là do rút thăm mà ra, con nhà ai bốc trúng thì xem như là xui xẻo. Trong
thôn có một bà lão quanh năm ăn chay niệm Phật, cháu gái bà bất hạnh bị
chọn làm vật tế sống, bà lão tuy không đành do cháu còn quá nhỏ, nhưng
cũng không thể nào tránh khỏi, vì vậy một mình ở trong phòng bái Phật cầu
thần, khóc đến mù cả mắt. Đến đêm, bỗng nhiên lại mơ thấy một người tự
xưng là ông Ngũ tìm tới tận cửa nhà, khuyên bọn họ không nên dùng đồng
nam đồng nữ tế bái Hạn ma đại tiên, ngày mai sẽ có một trận giông tố sấm
sét, đó cũng chính là lúc ông ta tới bắt thi ma. Nhưng vẫn biết một tay vỗ
khó nên kêu, vậy nên có hai chuyện muốn cậy nhờ. Thứ nhất là mượn tiếng
chiêng tiếng trống của mọi người mà tăng phần uy thế, thứ hai là, không
thể giết Hạn ma kia được…, bởi vì máu trên người con thi ma này có thể
truyền dịch bệnh, một khi giết thi ma sẽ khiến người và vật trong vòng trăm
dặm không đường sống sót, chỉ có thể dùng dây thừng ở giếng nước đầu
thôn nhằm trói gô nó lại. Sợi dây thừng kia vắt qua ròng rọc kéo gàu múc
nước, không biết đã dùng bao nhiêu năm, bao nhiêu đời rồi mà chẳng hề
sứt mẻ tí nào, đã thế lại còn tinh tươm hệt như mới, có thể thấy đây chẳng
phải vật phàm. Việc họ cần làm là phải tháo dây thừng ra trước, để ông Ngũ