chiếu manh không mở ra mà trước tiên thắp đèn rồi đốt thêm hai nén nhang
ở cạnh đầu. Theo thuyết pháp mê tín dị đoan, quỷ đói ngửi mùi nhang có
thể đỡ xót ruột, cho người chết nén nhang cũng tức là cho hồn dùng bữa,
hắn thương cho đứa trẻ chết yểu, lúc thắp nhang còn cố ý đốt thêm một
nén.
Bận bịu lo chuyện người chết xong thì cũng tới lúc người sống dùng cơm
rồi. Mọi người vẫn gọi Quách sư phụ là Quách Nhị gia, người ở thành
Thiên Tân đặc biệt coi trọng hai chữ Nhị gia, gặp ai không quen biết thì vẫn
cứ gọi là Nhị gia hoặc Nhị ca, còn những người vốn quen biết thì dựa vào
ngôi thứ trong nhà mà xưng hô cho tương xứng, từ anh cả Nhị gia, kế đến
là Tam gia, Tứ gia rồi sau nữa.
Quách sư phụ không phải Nhị gia mà chỉ là con thứ trong nhà, anh cả nhà
hắn đang ở trong phòng này đây. Nói như vậy có thể khiến cho người ta
cảm thấy sợ, như trên đã nói Quách sư phụ chỉ ở nghĩa trang có một mình,
vậy từ đâu bỗng lòi ra thêm một người anh? Còn sống hay là đã chết?
Thực ra anh cả của Quách sư phụ chỉ là một con búp bê đất sét nhỏ xíu. Cái
gọi là búp bê anh cả này, theo như phong tục của xã hội cũ, vợ chồng sau
khi kết hôn một thời gian đã lâu mà vẫn chưa có con thì có thể đến miếu
Mẹ tổ cầu tự. Trên bàn thờ Thiên Hậu nương nương có rất nhiều búp bê
con nít, toàn bộ đều đã được nung kỹ, tướng mạo không giống nhau, có
lanh lợi hoạt bát, có ngây thơ đáng yêu, vợ chồng cầu con đưa đủ tiền
nhang đèn, chọn xong búp bê rồi thì buộc dây đỏ lên trên mang về nhà nuôi
như con của mình. Sau này nếu như có thể sinh con, vậy búp bê con nít sẽ
làm con cả, đứa mới sinh thì là con thứ, phải gọi búp bê là anh. Rồi thì cách
vài năm phải tắm rửa cho búp bê con nít một lần, sau đó còn phải mời nghệ
nhân về thay quần áo cho nó, dung mạo cũng phải thay đổi dần cho hợp