vào bình đựng tro cốt được rồi. Chẳng qua cái thứ ấy không thể nào thiêu
xác ướt, cho nên phải đốt một chậu than, hong khô thi thể trước cái đã.
Quách sư phụ chuẩn bị chậu than xong xuôi, mới vừa quẹt lên một que
diêm, từ ngoài cửa bỗng thổi tới một cơn gió lạnh, que diêm trong tay liền
phụt tắt, lại quẹt thêm que nữa, nhưng làm sao cũng chẳng cháy.
Diêm một que nối tiếp một que, nhưng không que nào cháy nổi, hình như
cái hộp diêm này đã bị ẩm mất rồi, trên tay thì ôi thôi nhóp nhép toàn là
nước, ngoài trời âm u không mưa, ấy thế mà lại cảm thấy ẩm thấp lạ kỳ,
trên vách tường xuất hiện từng vệt từng mảng thấm, đưa mắt hướng lên
trên, dường như cả bức tường cũng có thể trào nước ra bất cứ lúc nào. Ngay
sau đó, âm phong bỗng nổi lên tứ phía, luồng gió không thổi về một hướng
nhất định mà một chốc thổi về tây, một hồi thổi về nam, cứ như là đang
lượn vòng xung quanh nghĩa trang miếu Hà Long vậy.
Quách sư phụ sởn hết cả tóc gáy, da gà trên người nổi lên từng đợt, cái lạnh
như ngấm từ trong ngấm ra, chuyện nhóm lò than cũng không màng nghĩ
đến, thầm nhủ: “Không lẽ gặp ma rồi?”
Thầy cả năm đó có để lại một bức tranh Quan đế, chính là bức “Quan công
đêm xem Xuân thu”, vẽ Quan công đầu đội mũ khôi màu tía, mình khoác
chiến bào, một tay cầm kinh Xuân thu, một tay vuốt năm chòm râu dài, mắt
ánh thần quang, đúng thực là uy phong lẫm liệt. Mà bên cạnh Quan công
còn thắp một ngọn nến, trái phải hai bên là Quan Bình đang cầm đại ấn và
Chu Thương nâng Thanh Long Yểm Nguyệt đao đứng hầu, sau lưng Quan
công còn có con ngựa Xích Thố, bốn vó sinh phong, nóng lòng chờ bôn
tẩu. Bức họa sống động y như thật, lột tả Quan công này vẫn được treo
trong nghĩa trang, đối diện với cửa lớn ra vào. Nghe nói Quan công có thể