HÀ THẦN - Trang 31

ngựa giấy, còn cả một hàng dài các nhạc công chuyên chơi nhạc hiếu,
người về chịu tang người sang phúng viếng đông không kể xiết, thế nên
mới có hai người phụ trách đón tiếp chạy việc gọi là "Tín mã". Như hai
người bọn Đắc Hữu làm xong các thứ đồ hàng mã, còn phải đi lo chân "Tín
mã" cho người ta.

Vậy “Tín mã” là gì?

Hiện tại nói đến tín mã, chắc không còn có mấy ai biết được nữa rồi.

Năm xưa khi những phong tục như vậy còn đang thịnh hành, những nhà
giàu xa hoa đều ở trong những tòa đại viện, kín cổng cao tường lại rộng
thênh thang, mà theo như quy củ ngày ấy, lúc phúng điếu thì phải sắp xếp
hai chân chạy việc, để cho hai gã này đứng canh cổng, một cổng trong một
cổng ngoài, trên người khoác áo xanh cổ tròn, hông đeo đai lưng màu đỏ,
mặc quần đỏ vải điều, chân mang ủng mỏng để đi lại cho mau lẹ, trên thân
còn quấn thêm một cây roi mãng tiên, một người đầu đội mũ đỏ, một người
mũ đen. Khi có khách vào cổng lớn, người mang mũ đỏ dẫn đường hô to,
giơ tay nhấc chân phải hệt như đang biểu diễn trên sân khấu, dắt khách vào
cổng trong. Đến đó thì người đội mũ đen thế chỗ, đưa khách tới bục cúng
bái, sau cùng nghi trượng mới chỉ dẫn cho vị này hành lễ dập đầu với bài
vị.

Hai chân chạy việc một đội mũ đỏ, một mũ đen này còn được gọi là “Tín
mã”.

Thực ra thì lúc cử hành tang lễ có tín mã hay không cũng không sao, nhưng
càng là người có tiền thì càng muốn phô trương, không an bài tín mã thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.