HÀ THẦN - Trang 34

Những nhạc công, phu khuân hòm, sư tăng, đạo sĩ cùng với quản gia tôi tớ
trong nhà lo việc tang sự, tất cả ngồi trong rạp lớn trước cửa mà ăn uống no
say. Quách sư phụ và Đinh Mão ngày thường chỉ là quan chức nhỏ ở đội
tuần sông, có miếng ăn thì cũng chẳng phải thứ gì hảo hạng, ngày qua ngày
cũng chỉ quanh đi quẩn lại ở mấy cái bánh ngô và rau cải trắng mà thôi.
Nhưng người ở thành Thiên Tân thì vô cùng sành ăn, ở thành Thiên Tân
còn có câu: “Đi cắm đồ để ăn hải sản, cũng không tính là quá tay”. Cái gọi
là hải sản, ở thành Thiên Tân chính là để chỉ ba loại: Cua biển, tôm he, cá
hoàng hoa. Trước nay quanh năm suốt tháng cũng chỉ có từ dạo tiết Thanh
Minh cho đến kỳ Lập Hạ thì ngoài chợ mới có hải sản, mỗi năm chỉ một
dịp ấy là mới có để mà ăn, nếu bỏ lỡ thì phải đợi tới năm sau mới có lại rồi,
vậy nên dù có nghèo tới đâu, đến dịp đồ biển rộ hàng, dù có phải cởi hết
quần áo trên người mang ra tiệm cầm đồ thì cũng phải mua bằng được hai
cân hải sản về ăn cho đỡ thèm, người như vậy mới tính là đang sống ở
thành Thiên Tân.

Hai người bọn họ thi thoảng giúp người ta lo chuyện tang lễ, cũng nắm lấy
cơ hội này mà ăn chùa uống chực, tuy lâu lâu được bữa đỡ miệng nhưng
dẫu sao cũng vẫn cảm thấy nhạt mồm. Mà Đinh Mão đúng thật là tuổi nhỏ
không có triển vọng, vừa thấy miếng ăn ngon liền không nhịn được mà
uống nhiều hơn mấy ly, mắt hoa tai nóng rồi thì miệng mồm cũng không tài
nào khép lại được, cũng không quản có quen biết hay là không, cứ rớ phải
người là bắt đầu mở mồm như bắn súng liên thanh, đầu lưỡi cứ như thụt
mất một khúc, cậu chàng quay sang nói với vị hòa thượng mập ngồi ngay
bên cạnh: “Hai ta đúng là người một nhà, không ngoài lý do nào khác, mà
là vì quan hệ của chúng ta vô cùng đặc biệt, cháu của vợ tôi chính là em họ
của thầy, mà em họ của thầy phải gọi vợ tôi bằng bác!”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.