vương thời Minh đánh ra bắc, bên người Minh Thành tổ Chu Lệ có Thiên
Tân thiết vệ, cũng giống như Cẩm Y vệ thời đó, đều là một đơn vị quân đội
đồn trú tại địa phương, hoàng đế Đại Minh dẫn theo con em từ quê nhà An
Huy tới đóng tại Thiên Tân, phụ trách bảo vệ kinh đô, vậy nên nơi này liền
gọi là Thiên Tân vệ. Đến những năm cuối thời nhà Thanh, Thiên Tân đã trở
thành đất “thuê” của chín nước, thành thị phồn vinh chưa từng có, tụ tập đủ
hạng người, rồng rắn lẫn lộn, những chuyện hiếm lạ kỳ quái cũng kéo đến
ùn ùn.
Bắc thành Thiên Tân dựa Yến sơn, Đông giáp Bột Hải, trên có hồ Bạch
Dương, dưới là vịnh Bột, là điểm giao của muôn khúc sông, thực tế chủ yếu
chỉ có năm con sông chính, hằng năm đều có không ít người chết đuối.
Trước khi nhà Thanh hoàn toàn sụp đổ từng thành lập một đội chuyên mò
xác, đặc biệt chịu trách nhiệm vớt những xác chết trôi sông. Sau này tới
thời Dân quốc, đội vớt xác này nhập vào chung với cảnh sát, gọi riêng là
“Đội cảnh sát trên sông Ngũ Hà”.
Trong xã hội thời xưa, cục cảnh sát ngang ngửa với cửa nha môn, ban đầu
đội mò xác này không thuộc về thủy cảnh mà có hơi hướm tự phát do nhân
dân tổ chức, mỗi người đều là kiện tướng bơi lội. Chính vì xác chết trôi
sông thường rữa nát bốc mùi, gây ô nhiễm tới nước sông, nhìn vào cũng rất
ghê rợn, nên dân chúng trong thành có tiền thì bỏ tiền, không có tiền thì
góp sức, mời những người thông thuộc thủy tính vớt xác trôi sông đi. Thế
nhưng muốn đảm đương công việc như này, chỉ dựa vào mỗi chuyện thông
thuộc thủy tính thôi thì chưa đủ, còn cần phải vô cùng gan dạ, biết được
cách trấn tà.
Mỗi năm trên khắp các con sông có hơn trăm người chết đuối, chủ yếu là
do lỗ mãng nhảy xuống sông bơi lội mà chìm chết, lại thêm trầm mình tự