HÀ THẦN - Trang 7

Chuyện về “Hà thần” chỉ là cố sự mà lớp người già hay thuật lại. “Quỷ thủy
quái đàm” chẳng qua cũng chỉ là một phần đặc sắc ở trong đó, nội dung hết
sức ly kỳ, tình tiết tầng tầng lớp lớp, nghe qua rất dễ khiến người ta há hốc
miệng, so với Bình thư còn đã ghiền hơn. Chuyện ngoài lề chỉ nói đến đây,
trước tiên bắt đầu từ câu chuyện “Thủy quái dưới cầu”.

Chương 1: Thủy quái dưới đập nước.(2)

Lại nói về trước Giải phóng, vào một mùa xuân năm Dân quốc, thầy cả dẫn
dắt đội mò xác gặp sự cố bỏ mình, Quách sư phụ là người sinh ra và lớn lên
tại bản địa, quen thuộc con người, càng quen thuộc thổ nhưỡng, vậy nên
phải gánh hết trách nhiệm to lớn của đội mò xác lên vai. Lúc ấy cả đội gom
lại cũng không được mấy người, toàn bộ đều phải cậy nhờ vào công việc
không có chút thơm tho này mà kiếm miếng cơm ăn. Mọi người còn chưa
được tính là cảnh sát chính thức, so với các loại công việc mang tính chất
thời vụ bấy giờ thì cũng chẳng khác là bao, mỗi tháng kiếm không được
mấy đồng, tiền thu vào thậm chí còn không bằng mấy tên chân thối chuyên
tuần tra trên phố, vậy nên bình thường đều phải tìm việc khác kiếm thêm
thu nhập để chu cấp cho gia đình. Mà câu chuyện “Thủy quái dưới cầu” của
chúng ta xảy ra vào mùa hè năm sau nữa.

Sự việc xảy ra ở ngay đập cầu phụ cận. Đập cầu ngày xưa là nhằm nói đến
một loại đập nước ở gần ngã ba sông, bên cạnh đập là một cây cầu lớn bắc
qua, được xây vào những năm cuối thời nhà Thanh, có thể cho người và xe
qua lại. Trên thực tế thì đập là đập, mà cầu thì chính là cầu, đập nước lớn và
cầu lớn là hai cái khác nhau, chẳng qua lại nằm rất sát, cho nên mọi người
vẫn quen miệng gộp chung lại thành “đập cầu”.

Khi đó thời tiết nóng nực cứ như trong lò lửa, đập cầu trên sông cả ngày
ngựa xe như nước, người đến người đi, làm ăn mua bán vô cùng tấp nập.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.